Chư Păh phát huy vai trò tổ truyền thông cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tại huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai), các tổ truyền thông cộng đồng đã góp phần làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, hướng dẫn hội viên phụ nữ cách chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng như xóa bỏ định kiến về giới trong cộng đồng.

Bà Nguyễn Thị Bảy-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Păh-cho biết: Tại các thôn, làng đặc biệt khó khăn, vấn đề khuôn mẫu giới là rào cản trong thực hiện bình đẳng giới. Vì vậy, việc thành lập các tổ truyền thông cộng đồng với thành viên là bí thư chi bộ, trưởng thôn, chi hội trưởng chi hội phụ nữ, trưởng ban công tác Mặt trận, công an viên, cán bộ Đoàn, người có uy tín góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong cộng đồng.

Đồng thời, xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, những tập tục lạc hậu và vận động thực hiện một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ, trẻ em. Đến nay, toàn huyện có 31 tổ truyền thông cộng đồng tại 31 thôn/làng, mỗi tổ có từ 7 đến 10 thành viên.

Làng Kon Sơ Lăng (xã Hà Tây) có 234 hộ với 1.548 khẩu, 100% là đồng bào Bahnar. Tháng 2-2023, Tổ truyền thông cộng đồng làng được thành lập. Ông Đinh Man-Trưởng thôn Kon Sơ Lăng-cho hay: “Định kỳ hàng tháng, tổ lồng ghép nội dung vào các buổi họp làng, phát tờ rơi, truyền thông những nội dung như: hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; tác hại của việc thả rông gia súc; kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản...

Mặc dù thời gian hoạt động chưa lâu, song tổ luôn cố gắng đa dạng hình thức tuyên truyền, phù hợp với từng nội dung, đối tượng người dân và bước đầu đạt được những kết quả khả quan”.

Thành viên Tổ truyền thông cộng đồng làng Kon Sơ Lăng (xã Hà Tây, huyện Chư Păh) đến từng gia đình để tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Ảnh: H.P

Thành viên Tổ truyền thông cộng đồng làng Kon Sơ Lăng (xã Hà Tây, huyện Chư Păh) đến từng gia đình để tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Ảnh: H.P

Nhờ được tuyên truyền thường xuyên nên nhận thức về giới cũng như các kiến thức chăm sóc sức khỏe, pháp luật của người dân, đặc biệt là chị em phụ nữ ngày càng được nâng cao. Chị Luật bộc bạch: “Các đợt tuyên truyền của Tổ truyền thông cộng đồng đã giúp chị em phụ nữ hiểu rõ hơn việc chăm sóc sức khỏe sinh sản; khám sàng lọc trước sinh, sơ sinh. Đặc biệt là xóa bỏ những hủ tục ảnh hưởng đến cuộc sống của dân làng”.

Tương tự, tại làng Mun (thị trấn Ia Ly), thành viên Tổ truyền thông cộng đồng thường xuyên đến từng hộ dân để tuyên truyền, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con, sau đó lồng ghép nội dung tuyên truyền gắn liền với việc giải quyết các vướng mắc, khó khăn của người dân trong các cuộc họp làng.

Ông Rơ Châm Túy-Trưởng thôn kiêm Tổ trưởng Tổ truyền thông cộng đồng làng Mun-chia sẻ: “Ngoài các nội dung như vận động, hướng dẫn bà con phát triển sản xuất; quan tâm trẻ em, phòng-chống bạo lực gia đình; đẩy lùi vấn nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống..., tổ còn đẩy mạnh việc bài trừ hủ tục cúng bái khi mắc bệnh và tuyên truyền người dân khi ốm đau phải đến các cơ sở y tế để khám, điều trị”.

Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Păh thông tin thêm: Với mục đích nâng cao chất lượng hoạt động, các thành viên tổ truyền thông cộng đồng cũng thường xuyên được tập huấn về một số kỹ năng điều hành, duy trì hoạt động tổ, nhóm; giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa các tổ trên địa bàn nhằm đa dạng các hình thức hoạt động; nâng cao kiến thức về chính sách, pháp luật, các quy định của pháp luật về bình đẳng giới, góp phần phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền tại địa phương.

“Thời gian tới, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện tiếp tục duy trì các tổ truyền thông cộng đồng; hướng dẫn các tổ lựa chọn những vấn đề cấp thiết của địa phương như: tảo hôn, bạo lực gia đình, lừa đảo trên mạng xã hội, tập tục lạc hậu trong ma chay, cưới hỏi... để tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức cho người dân.

Xây dựng mạng lưới truyền thông trên nền tảng số để chia sẻ, kết nối hoạt động của các tổ truyền thông; xây dựng ấn phẩm truyền thông (tài liệu, tờ gấp, áp phích); tổ chức các cuộc thi tìm kiếm sáng kiến, mô hình, giải pháp truyền thông hiệu quả nhằm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giúp người dân thay đổi nhận thức và hành động về bình đẳng giới và quyền trẻ em.

Qua đó, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ mà Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đề ra”-bà Nguyễn Thị Bảy nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Ấm áp “Bữa cơm Công đoàn-Mừng Xuân ơn Đảng”

Ấm áp “Bữa cơm Công đoàn-Mừng Xuân ơn Đảng”

(GLO)- Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều tổ chức Công đoàn và doanh nghiệp tỉnh Gia Lai đã tổ chức “Bữa cơm Công đoàn-Mừng Xuân ơn Đảng”. Đây là dịp để công nhân, người lao động và lãnh đạo doanh nghiệp ngồi lại với nhau trong bầu không khí chia sẻ, ấm áp tình đoàn kết.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tặng 50 suất quà Tết cho đoàn viên, công nhân khó khăn

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tặng 50 suất quà Tết cho đoàn viên, công nhân khó khăn

(GLO)- Tối 16-1, tại xã Đak Yă (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) Công đoàn cơ sở Công ty cổ phần chăn nuôi bò thịt-bò sữa Cao Nguyên tổ chức “Bữa cơm Công đoàn-Mừng Xuân ơn Đảng” và trao quà Tết của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho đoàn viên, công nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy thăm, chúc Tết các gia đình người có công tiêu biểu

Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy thăm, chúc Tết các gia đình người có công tiêu biểu

(GLO)- Ngày 15-1, đoàn công tác của tỉnh do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Võ Thanh Hùng làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết và tặng quà các gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, người có công tiêu biểu tại các huyện: Krông Pa, Chư Sê, Chư Pưh và thị xã Ayun Pa.