Chư Pưh thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang kêu gọi doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) đầu tư liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đây là giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Các đại biểu nhấn nút khởi công Dự án “Tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai” tại huyện Chư Pưh. Ảnh: Lê Nam
Các đại biểu nhấn nút khởi công Dự án “Tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai” tại huyện Chư Pưh. Ảnh: Lê Nam

Mới đây, Tập đoàn De Heus (Hà Lan) và Tập đoàn Hùng Nhơn đã khởi công Dự án “Tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai” tại xã Ia Le, huyện Chư Pưh. Tổ hợp có tổng vốn đầu tư khoảng 1.030 tỷ đồng, quy mô khoảng 100 ha, gồm: khu trang trại chăn nuôi 2.500 con heo giống cụ kỵ chọn lọc nhập khẩu trực tiếp từ Hà Lan; nhà máy giết mổ heo thịt; nhà máy sản xuất phân hữu cơ; khu điều hành và dịch vụ hỗ trợ; khu canh tác theo hướng hữu cơ và đất cây xanh, giao thông; hạ tầng kỹ thuật, khu tập kết, thu mua, bảo quản, đóng gói trái cây theo tiêu chuẩn xuất khẩu chất lượng cao. Giai đoạn 1, khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai có tổng diện tích 50 ha, công suất 2.500 con heo cụ kỵ, ông bà và 25.000 con heo hậu bị. Ông Vũ Mạnh Hùng-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Hùng Nhơn-cho biết: Tổ hợp này không chỉ là mô hình chăn nuôi hiện đại mà còn góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội tại huyện Chư Pưh nói riêng, tỉnh Gia Lai nói chung khi giải quyết việc làm cho gần 300 lao động địa phương. Trong chiến lược phát triển dài hạn, Tập đoàn De Heus và Hùng Nhơn cũng hướng tới xây dựng một chuỗi giá trị cùng vùng an toàn dịch bệnh tại Gia Lai và các vùng phụ cận.

Ngoài dự án nói trên, huyện Chư Pưh đã phê duyệt các mô hình, dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dê thịt của các HTX: Duy Tâm, Bình Minh, Vinh Phát với người dân xã Chư Don, Ia Hrú, Ia Le, Ia Rong... Ông Trương Viết Thảo-Phó Giám đốc HTX Vinh Phát-cho hay: Hợp tác xã đang liên kết với 30 hộ dân xã Ia Le nuôi hơn 1.000 con dê Bách Thảo. Hợp tác xã cung cấp giống đảm bảo chất lượng cho người dân và thu mua dê thịt, dê giống cao hơn so với giá thị trường. Ngoài ra, HTX còn hướng dẫn người dân làm chuồng trại, cách chăm sóc, trồng cỏ và chế biến thức ăn cho dê.

Trên lĩnh vực trồng trọt, địa bàn huyện Chư Pưh cũng có nhiều dự án đầu tư, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp, HTX với người dân. Điển hình như HTX Nông nghiệp hữu cơ an toàn FAOS (xã Ia Rong) liên kết tiêu thụ mít Thái an toàn tại xã Ia Rong; HTX Dịch vụ sản xuất kinh doanh nông-lâm nghiệp Long Hưng (xã Ia Phang) liên kết sản xuất, tiêu thụ gạo chất lượng cao J02; HTX Nông-lâm nghiệp, dịch vụ Trường Xuân (huyện Ea Kar, tỉnh Đak Lak) liên kết trồng nhãn Hương Chi với 215 hộ dân trong huyện; HTX Nông nghiệp hữu cơ Đại Ngàn (xã Ia Blứ) xây dựng chuỗi tiêu thụ sản phẩm sầu riêng hữu cơ an toàn; HTX Thành Đạt (xã Ia Hla) liên kết với 140 hộ dân sản xuất, tiêu thụ chanh dây cho Công ty Nafoods Tây Nguyên-Chi nhánh Gia Lai; Dự án sản xuất hồ tiêu bền vững của Công ty TNHH Olam Việt Nam…

Theo ông Nguyễn Phạm Trung Ngôn-cán bộ quản lý Chi nhánh khu vực Gia Lai (Chi nhánh Long Bình-Công ty TNHH Olam Việt Nam), từ năm 2019 đến nay, Chi nhánh đã liên kết với 362 hộ dân huyện Chư Pưh canh tác 261 ha hồ tiêu theo quy trình bền vững. Hiện nhiều vườn cây của nông dân thuộc dự án đạt tiêu chuẩn chứng nhận RA.

Người dân trên địa bàn huyện Chư Pưh thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Lê Nam
Người dân huyện Chư Pưh thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Lê Nam



Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Minh Tứ-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh-cho biết: Từ năm 2018 đến nay, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện đã nhiều lần làm việc với doanh nghiệp, HTX trong và ngoài tỉnh để kêu gọi đầu tư liên kết sản xuất nông nghiệp; tổ chức các đợt xúc tiến thương mại và tham quan các mô hình sản xuất ở huyện bạn, tỉnh bạn; giới thiệu cho các doanh nghiệp, HTX nông nghiệp trên địa bàn tham gia các hội chợ triển lãm, giới thiệu nông sản ngoài tỉnh. Đồng thời, huyện tạo điều kiện bố trí nguồn vốn từ chương trình sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, vốn ngân sách để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp xây dựng liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Ủy ban nhân dân huyện cũng đã thành lập tổ công tác xúc tiến thương mại và đầu tư, thành lập tổ hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp, HTX. Ngoài ra, huyện đã xây dựng được bản đồ thổ nhưỡng và quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cây trồng, trong đó tập trung phát triển cây ăn quả.

“Quan điểm của huyện là luôn khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, HTX liên kết với người dân trong sản xuất, tiêu thụ để tạo ra những sản phẩm chất lượng, đủ điều kiện tiêu thụ trong và ngoài nước. Ủy ban nhân dân huyện cũng chỉ đạo các ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp về giải phóng mặt bằng, cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho doanh nghiệp đầu tư”-Phó Chủ tịch UBND huyện thông tin thêm.

 

LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.