Chư Pưh sơ kết 5 năm triển khai mô hình Nông hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 27-8, tại Hội trường 10-12, Huyện ủy Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 5 năm triển khai mô hình Nông hội trên địa bàn huyện.

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy Gia Lai và Ban Dân vận Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện mô hình Nông hội trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, huyện Chư Pưh đã tổ chức thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Qua 5 năm triển khai, mô hình Nông hội đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội huyện Chư Pưh. Ảnh: Hà Chi

Qua 5 năm triển khai, mô hình Nông hội đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội huyện Chư Pưh. Ảnh: Hà Chi

Qua 5 năm triển khai, huyện Chư Pưh đã thành lập được 13 mô hình Nông hội tại 8 xã, thị trấn với tổng số 316 thành viên tham gia; trong đó có 173 thành viên người dân tộc thiểu số.

Nhìn chung, các Nông hội trên địa bàn huyện chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; trong đó có 5 mô hình trồng trọt và 8 mô hình chăn nuôi. Các mô hình Nông hội hoạt động theo cơ chế tự nguyện tham gia nhằm mục đích hướng người dân thay đổi về nếp nghĩ, cách làm, chia sẻ kinh nghiệm, triển khai các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

Thông qua mô hình Nông hội, các thành viên được giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, lợi ích với nhau trong phát triển sản xuất, chăn nuôi để từng bước mở rộng, nâng cao thu nhập. Bước đầu hình thành phương thức sản xuất, quản lý theo nhóm liên kết trong sản xuất, tiêu thụ và chú trọng chất lượng sản phẩm đầu ra với quy mô và tiêu chuẩn đáp ứng với nhu cầu của thị trường.

UBND huyện tặng giấy khen cho 2 tập thể có thành tích xuất sắc, tiêu biểu qua 5 năm triển khai mô hình Nông hội trên địa bàn huyện. Ảnh: Hà Chi

UBND huyện tặng giấy khen cho 2 tập thể có thành tích xuất sắc, tiêu biểu qua 5 năm triển khai mô hình Nông hội trên địa bàn huyện. Ảnh: Hà Chi

Đặc biệt, một số Nông hội còn liên kết với doanh nghiệp, được hỗ trợ về giống và đầu ra sản phẩm như mô hình Nông hội trồng dâu nuôi tằm thôn Phú Bình (xã Ia Le) hay Nông hội trồng lúa nước của người đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ia Phang liên kết với Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất kinh doanh nông-lâm nghiệp Long Hưng để trồng lúa mang lại giá trị kinh tế cao.

Nhân dịp này, UBND huyện tặng giấy khen 2 tập thể và 3 cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu qua 5 năm triển khai mô hình Nông hội trên địa bàn huyện.

Có thể bạn quan tâm

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

null