Chư Pưh phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Qua 12 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả đáng ghi nhận, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt.

Đây là động lực để Chư Pưh tiếp tục huy động mọi nguồn lực để trở thành huyện NTM vào năm 2025 như Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ X (nhiệm kỳ 2020-2025) đã đề ra.

Bộ mặt nông thôn của xã Ia Phang đã có nhiều khởi sắc kể từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Năm 2015, Ia Phang cũng trở thành xã đầu tiên của huyện được công nhận đạt chuẩn NTM. Trên cơ sở đó, Ia Phang là 1 trong 2 xã được huyện chọn làm điểm xây dựng NTM nâng cao, phấn đấu đạt chuẩn vào năm 2024.

Theo đó, xã đã xây dựng kế hoạch, lộ trình và đề ra các giải pháp thực hiện với sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Chủ tịch UBND xã Trần Hoàng cho biết: Xã xác định lấy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân làm nền tảng để thực hiện những tiêu chí khác.

Bộ mặt nông thôn của xã Ia Phang ngày càng khang trang, khởi sắc kể từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Ảnh: N.Q

Bộ mặt nông thôn của xã Ia Phang ngày càng khang trang, khởi sắc kể từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Ảnh: N.Q

Cụ thể, xã tập trung vận động người dân đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất và áp dụng khoa học kỹ thuật để tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, tăng thu nhập và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.

Đồng thời, xã tranh thủ các nguồn lực đầu tư để hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn, điện chiếu sáng; tạo điều kiện cho người dân được vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển đa dạng các ngành nghề như: cơ khí, mộc dân dụng…

“Sự đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên và người dân góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của xã qua từng năm. Nhờ đó, đến nay, xã đã hoàn thành 6/13 tiêu chí NTM nâng cao và có 3 làng đạt chuẩn NTM. Thời gian tới, xã tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân chung sức, đồng lòng xây dựng Ia Phang trở thành xã NTM nâng cao vào cuối năm 2024”-Chủ tịch UBND xã Ia Phang nêu quyết tâm.

Cùng với Ia Phang, diện mạo nông thôn các địa phương khác trong huyện cũng có sự thay đổi rõ rệt. Hiện nay, huyện có 97,7% đường trục xã, đường nối từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo cho người dân đi lại thuận tiện; gần 86% đường trục thôn, đường liên thôn được cứng hóa; trên 69% đường ngõ xóm sạch sẽ, không lầy lội vào mùa mưa; 65% đường trục nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện; 8/8 xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân...

Đời sống người dân ở khu vực nông thôn đã có những chuyển biến tích cực, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 50 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,43%. Đến nay, Chư Pưh có 6/8 xã và 10 thôn, làng được công nhận đạt chuẩn NTM.

Phấn khởi trước những đổi thay của quê hương, anh Lê Công Tước (làng Tao Chor, xã Ia Hrú) chia sẻ: “Gia đình tôi rất đồng tình ủng hộ chương trình xây dựng NTM. Mới đây, bà con đã tự nguyện hiến đất, góp tiền cùng với Nhà nước bê tông hóa đường giao thông trong làng. Con đường hoàn thành đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa. Tôi thấy thấy đây là chương trình có ý nghĩa rất to lớn, không những làm thay đổi bộ mặt nông thôn mà còn nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân”.

Hầu hết các tuyến đường trên địa bàn thôn đều được người dân chung tay đóng góp cùng với Nhà nước để bê tông hóa, cứng hóa. Ảnh: Nguyễn Quang

Hầu hết các tuyến đường trên địa bàn thôn đều được người dân chung tay đóng góp cùng với Nhà nước để bê tông hóa, cứng hóa. Ảnh: Nguyễn Quang

Những kết quả đạt được trong 12 năm qua là tiền đề, động lực để Chư Pưh tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm hướng đến huyện NTM vào năm 2025. Trong đó, huyện tập trung tuyên truyền, vận động nhằm tạo sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của người dân.

Ông Trương Văn Thành-quyền Chủ tịch UBND xã Ia Rong-cho hay: “Để hướng đến xã NTM vào năm 2025, bên cạnh sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã đặc biệt chú trọng tuyên truyền, phát huy vai trò chủ thể của người dân.

Từ đó, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân để đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị, thu nhập và giảm nghèo bền vững. Đồng thời, xã huy động người dân chung sức xây dựng NTM, đóng góp tiền, ngày công, hiến đất làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa”.

Trao đổi về các giải pháp xây dựng NTM trong thời gian tới, ông Phạm Văn Thùy-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh-cho biết: “Huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong tham gia phong trào xây dựng NTM.

Đồng thời, huyện tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng NTM, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; huy động nguồn lực, lồng ghép hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án khác trên địa bàn, nhất là thực hiện tốt Chương trình OCOP, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Cùng với đó, huyện chú trọng củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt và đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các nội dung, tiêu chí chưa đạt”.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.

UBND tỉnh ban hành 7 thủ tục mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

Gia Lai công bố 14 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 7 thủ tục hành chính mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 7 thủ tục mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Về miền lá đỏ

Về miền lá đỏ

(GLO)- Tôi thường có thói quen tìm đến những cánh rừng bạt ngàn trong cơn gió xuân dịu nhẹ. Mùa xuân, nhiều cung đường rừng ở tuyến Trường Sơn Đông uyển chuyển khoác lên tấm lụa tràn đầy sắc màu, đỏ rực một vùng trời.