Chư Pưh huy động học sinh THCS trong độ tuổi đến trường đạt trên 94,7%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Sáng 19-4, Đoàn giám sát do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Gia Lai dẫn đầu đã có buổi làm việc với UBND huyện Chư Pưh về thực hiện công tác huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp đối với bậc THCS năm học 2022-2023 và tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) tiếp tục đi học sau khi tốt nghiệp THCS năm học 2021-2022 đến ngày 30-3-2023 trên địa bàn.

Tham dự buổi giám sát có ông Lê Quang Thái-Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh; đại diện lãnh đạo HĐND, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện cùng Hiệu trưởng 3 trường: Tiểu học và THCS Kpă Klơng (xã Chư Don), THCS Nguyễn Huệ (xã Ia Dreng), THCS Trần Phú (xã Ia Le).

Quang cảnh buổi giám sát tại trụ sở UBND huyện Chư Pưh. Ảnh: Mộc Trà
Quang cảnh buổi giám sát tại trụ sở UBND huyện Chư Pưh. Ảnh: Mộc Trà

Năm học 2022-2023, toàn huyện Chư Pưh có 10 trường THCS với tổng số 5.236 học sinh/127 lớp; trong đó, học sinh DTTS chiếm 48,45%. Từ đầu năm học, Phòng GD-ĐT huyện đã phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến phụ huynh và học sinh; xây dựng kế hoạch chỉ đạo các trường triển khai thực hiện các phong trào thi đua chuyên đề do Sở GD-ĐT phát động, trong đó có phong trào “Huy động và duy trì sĩ số học sinh”; đồng thời, chỉ đạo các trường THCS rà soát, thống kê số lượng học sinh trong độ tuổi ở từng thôn, làng để theo dõi, lập danh sách và tăng cường vận động học sinh ra lớp đầy đủ.

Tính đến tháng 3-2023, tỷ lệ huy động học sinh bậc THCS trong độ tuổi đến trường đạt trên 94,7%; tỷ lệ duy trì sĩ số đạt 99,05%; tỷ lệ học sinh DTTS bỏ học chiếm 1,54% trên tổng số học sinh DTTS bậc THCS. Bên cạnh đó, các trường cũng chú trọng triển khai công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh để nâng cao tỷ lệ học sinh DTTS đi học sau tốt nghiệp THCS. Năm học 2021-2022, huyện có 423 học sinh DTTS tốt nghiệp THCS; trong đó có 183 em tiếp tục học lớp 10 (chiếm 43,3%).

Tại buổi giám sát, đại diện lãnh đạo các trường: Tiểu học và THCS Kpă Klơng, THCS Nguyễn Huệ, THCS Trần Phú, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện Chư Pưh đã báo cáo tình hình huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp, duy trì sĩ số học sinh của đơn vị cũng như việc thực hiện các chính sách đối với học sinh DTTS tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên THPT.

Trên cơ sở những vấn đề khó khăn, vướng mắc mà lãnh đạo huyện và các đơn vị trường học đưa ra, các thành viên trong đoàn giám sát đã cùng nhau trao đổi, làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh THCS bỏ học và có nguy cơ bỏ học; công tác vận động học sinh ra lớp ở bậc THCS và giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS; hiệu quả phối hợp giữa nhà trường và địa phương đối với việc huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp; các chính sách, chế độ hỗ trợ học sinh đến trường theo quy định…

Bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh phát biểu kết luận buổi giám sát. Ảnh: Mộc Trà
Bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh phát biểu kết luận buổi giám sát. Ảnh: Mộc Trà

Kết luận buổi giám sát, Phó Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Võ Thị Bảo Ngân đề nghị các đơn vị trường học cần tăng cường bồi dưỡng học sinh yếu, kéo giảm số học sinh có nguy cơ bỏ học và nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS. Huyện Chư Pưh cần quan tâm hơn nữa đến công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS; chủ động xây dựng kế hoạch huy động học sinh THCS trong độ tuổi ra lớp ở năm học tiếp theo; rà soát lại các chỉ thị và kế hoạch của UBND tỉnh để thực hiện đảm bảo chỉ tiêu đề ra; đồng thời, tiếp tục có chương trình phối hợp giữa chính quyền, ngành Giáo dục với tổ chức đoàn thể các cấp trong công tác huy động học sinh THCS ra lớp…

Đối với đề xuất, kiến nghị của huyện và các đơn vị trường học, Đoàn giám sát ghi nhận, tiếp thu và sẽ đưa vào báo cáo kết quả giám sát.

Có thể bạn quan tâm

“Cổ tích” Grôn

“Cổ tích” Grôn

(GLO)- Nhiều người vẫn quen gọi làng Grôn (xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ) là làng phong. Trước đây, làng chỉ có 17 hộ có người bị bệnh phong. Giờ thì nỗi đau do bệnh tật dần qua đi và người dân nơi đây đang viết nên câu chuyện đẹp về tình yêu đôi lứa, yêu lao động sản xuất và khát vọng vươn lên.