Chư Pưh: Đầu tư phát triển sản phẩm OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ cuối năm 2019, huyện Chư Pưh (Gia Lai) đã tiến hành rà soát, xác định các sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc địa phương, đảm bảo tiêu chuẩn sạch, an toàn để phát triển thành sản phẩm OCOP trong năm 2020. Việc tham gia Chương trình OCOP được kỳ vọng sẽ nâng cao giá trị cho các sản phẩm địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế vùng nông thôn phát triển. 
Trên cơ sở đăng ký của các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp trên địa bàn, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh đã đề xuất UBND huyện xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP năm 2020. Theo đó, 6 HTX và 3 doanh nghiệp tại 6 xã, thị trấn đăng ký 14 sản phẩm (ngành thực phẩm 11 sản phẩm, ngành thảo dược 2 sản phẩm, ngành đồ uống 1 sản phẩm) gồm: đậu đen xanh lòng giống bản địa, tinh dầu sả cam, hồ tiêu, dầu sachi OMEGA, sầu riêng, mít, na, gạo Dai Ke Lao, tinh bột nghệ đỏ, viên tinh nghệ mật ong sữa ong chúa, trà đinh lăng, rượu đinh lăng, tinh dầu bơ, trà túi lọc linh chi.
 Sản phẩm rượu ngâm đinh lăng của Công ty TNHH một thành viên Ngọc Thạch Khôi (huyện Chư Pưh) đạt chứng nhận 3 sao OCOP cấp tỉnh năm 2019. Ảnh: V.T
Sản phẩm rượu ngâm đinh lăng của Công ty TNHH một thành viên Ngọc Thạch Khôi (huyện Chư Pưh) đạt chứng nhận 3 sao OCOP cấp tỉnh năm 2019. Ảnh: V.T
Ông Nguyễn Long Khánh-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh-cho biết: Trong năm 2020, huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP với tổng kinh phí là 1,3 tỷ đồng. Từ nguồn kinh phí này, huyện sẽ hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, nâng cấp, phát triển sản phẩm OCOP, sản phẩm tham gia Chương trình OCOP; tập huấn ý tưởng kinh doanh, tư vấn hỗ trợ phát triển sản phẩm cho các đơn vị, chủ thể tham gia Chương trình OCOP. “Trong năm nay, bên cạnh việc xây dựng sản phẩm OCOP mới dựa trên đăng ký của các doanh nghiệp và HTX, huyện cũng đã có định hướng phát triển để nâng hạng 4 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2019 gồm: sầu riêng của HTX Nông nghiệp hữu cơ Đại Ngàn; viên tinh nghệ đỏ AGILA và tinh bột nghệ đỏ AGILA của Công ty TNHH Nhất Nông Gia Lai; rượu ngâm đinh lăng của Công ty TNHH một thành viên Ngọc Thạch Khôi. Cụ thể, từ các nguồn kinh phí, huyện sẽ hỗ trợ hoàn thiện nâng cấp các sản phẩm về bao bì, tem truy xuất nguồn gốc, quảng bá sản phẩm, tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh, tư vấn phát triển sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị”-ông Khánh cho biết.
Ông Trần Thế Vinh-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Ngọc Thạch Khôi (thị trấn Nhơn Hòa) cho hay: “Từ khi tham gia Chương trình OCOP, Công ty đã được các ngành chức năng của huyện hướng dẫn và hỗ trợ hoàn thiện về mặt thủ tục, xây dựng tem nhãn, bao bì. Việc sản phẩm rượu ngâm đinh lăng của Công ty đạt chứng nhận 3 sao cấp tỉnh sẽ là cơ hội tốt để phát triển trong thời gian tới. Do đó, Công ty đang rất nỗ lực để ngày càng hoàn thiện chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường”.
Chia sẻ về việc tham gia Chương trình OCOP, ông Trần Văn Công-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp hữu cơ an toàn FAOS (xã Ia Rong) cho hay: “Năm nay, HTX tham gia 2 nhóm ngành là thảo dược và thực phẩm với sản phẩm hồ tiêu, tinh dầu sả cam. Mặc dù các sản phẩm này được đánh giá cao nhưng do HTX đang từng bước tiếp cận thị trường nên đầu ra cũng gặp một số khó khăn. Việc tham gia Chương trình OCOP sẽ là cơ hội rất lớn để HTX quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương, mở rộng thị trường tiêu thụ”. Cũng theo ông Công, sản phẩm sản xuất tại địa phương thường tiêu thụ tại chỗ chậm hơn nên HTX đã tìm hướng xúc tiến ra các tỉnh, thành khác. Đặc biệt, khi tham gia Chương trình OCOP, HTX được hỗ trợ hoàn tất về mặt thủ tục chứng nhận chất lượng, xây dựng tem nhãn, bao bì hàng hóa, nhất là công tác quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại. Điều này sẽ giúp sản phẩm của HTX ngày càng tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng trong cả nước.
“Với tiềm năng phát triển nhiều mặt hàng nông sản, đặc sản, việc thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP sẽ đóng vai trò tích cực giúp quảng bá cũng như nâng cao chất lượng, giá trị cho các sản phẩm địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng nông thôn, đẩy mạnh tiến trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện”-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh tin tưởng.
 VŨ THẢO

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.