Chư Prông: Nét mới trong sản xuất vụ Đông Xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khuyến cáo nông dân sử dụng nguồn lúa giống ngắn ngày chất lượng, phù hợp với từng vùng và nguồn nước tưới ổn định nhằm tránh hạn cuối vụ và hướng họ sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn là những nét mới trong vụ Đông Xuân 2017-2018 của huyện Chư Prông.

Vụ Đông Xuân 2017-2018, huyện Chư Prông dự kiến gieo trồng trên 2.100 ha cây trồng các loại. Trong đó, diện tích lúa nước là 1.200 ha, tập trung chủ yếu tại 2 xã Ia Lâu và Ia Piơr (chiếm khoảng 600 ha).

 

Nguồn nước hồ thủy lợi Plei Pai-Ia Lốp ổn định giúp nông dân xã Ia Lâu sản xuất sớm hơn mọi năm. Ảnh: N.D
Nguồn nước hồ thủy lợi Plei Pai-Ia Lốp ổn định giúp nông dân xã Ia Lâu sản xuất sớm hơn mọi năm. Ảnh: N.D

Để hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra, ngay từ tháng 11-2017, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế ở từng vùng. Cùng với lịch thời vụ được điều chỉnh sớm hơn mọi năm, ngành Nông nghiệp và PTNT huyện, các xã, thị trấn đã tập trung tuyên truyền, vận động nông dân sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương như: HT1, OM4900, Nhị Ưu 838…

Bên cạnh đó, mỗi xã lựa chọn 2-3 giống lúa năng suất, chất lượng cao và có khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn hán để đưa vào sản xuất; đồng thời dành 15-20% diện tích đất để gieo sạ những giống triển vọng chất lượng tốt, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận để dần thay thế những giống thoái hóa. Đặc biệt, huyện đã hỗ trợ 18 tấn lúa giống 0M4900 cho đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất với mục tiêu giúp họ tiếp cận với mô hình sản xuất cánh đồng lớn trên cây lúa. 25 hộ tại xã Ia Lâu sản xuất theo mô hình này được cán bộ nông nghiệp huyện hướng dẫn kỹ thuật từ lúc xuống giống đến chăm sóc, thu hoạch. Đây là một trong những quyết sách quan trọng của huyện Chư Prông trong sản xuất Đông Xuân 2017-2018. Đến nay, nông dân trên địa bàn huyện đã xuống giống được 100% diện tích lúa nước, sớm hơn mọi năm nhằm chủ động tránh hạn cuối vụ.

Ông Nguyễn Đức Tuyên-Chủ tịch UBND xã Ia Lâu, cho hay: Đến nay, nông dân trên địa bàn xã đã xuống giống 100% diện tích lúa nước, sớm hơn 1 tháng so với vụ Đông Xuân trước và sớm hơn 5 ngày so với lịch thời vụ của huyện. Một thuận lợi cho bà con là năm nay giá lúa ổn định, giá mì tăng cao giúp nhiều hộ có thêm nguồn thu nhập để tái đầu tư sản xuất. 25 hộ tại thôn 1 sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn đã xuống giống xong và đang tập trung chăm sóc.

Còn ông Nguyễn Văn Gặp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Prông, cho biết: “Ngành Nông nghiệp và PTNT huyện đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt và phù hợp với thực tiễn sản xuất của địa phương. Năm nay mưa nhiều nên lượng nước tại các công trình thủy lợi và hồ chứa ổn định giúp người dân gieo sạ lúa sớm hơn. Các loại cây trồng khác cũng theo sát lịch thời vụ, hoàn thành sớm kế hoạch đề ra. Mô hình cánh đồng lớn trên cây lúa đang được triển khai tích cực, hướng tới mục tiêu phát triển ổn định trong những năm tới rồi nhân rộng sang các cây trồng chủ lực khác như cà phê, hồ tiêu”.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.