Chư Prông đầu tư giống lúa chất lượng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Huyện Chư Prông đã đầu tư những giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao để từng bước đưa lúa trở thành cây trồng chủ lực của địa phương.  
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Prông, toàn huyện có hơn 4.000 ha lúa nước 2 vụ, tập trung tại 2 xã Ia Lâu, Ia Piơr. Năng suất lúa bình quân đạt 5,6 tấn/ha, riêng cánh đồng Ia Lâu, Ia Piơr đạt 8 tấn/ha. 
Cùng với đầu tư phát triển cây trồng chủ lực như: cà phê, cao su, hồ tiêu và cây ăn quả, khoảng 2 năm trở lại đây, ngành Nông nghiệp huyện tập trung mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa nước cho người dân, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đó, ngành Nông nghiệp hướng dẫn bà con sử dụng giống lúa thuần thích nghi với khí hậu và thổ nhưỡng từng vùng, áp dụng phương pháp canh tác mới như “3 giảm, 3 tăng”, gieo sạ 10-12 kg/sào… Mỗi xã lựa chọn 1-2 giống lúa nước năng suất, chất lượng cao, có khả năng kháng sâu bệnh gây hại để đưa vào gieo trồng.
Vụ Đông Xuân 2021-2022, từ nguồn vốn hỗ trợ đất trồng lúa 1,1 tỷ đồng, huyện mua 80 tấn giống lúa thuần, xác nhận có năng suất, chất lượng cao như OM4900, OM6976, HT1, Đài Thơm và N25 hỗ trợ nông dân sản xuất. Bên cạnh đó, huyện xây dựng mô hình trồng hơn 1,2 ha lúa nước tại cánh đồng làng Chư Kó (xã Ia Púch); mở rộng diện tích sản xuất cánh đồng lúa nước làng Me (xã Ia Piơr) lên 90 ha...
Ông Siu Djuăck-Trưởng thôn 5 cùng cán bộ Địa chính-Nông nghiệp xã Thăng Hưng kiểm tra ruộng lúa Đông Xuân mới gieo sạ. Ảnh: Nguyễn Hồng
Ông Siu Djuăck-Trưởng thôn 5 cùng cán bộ Địa chính-Nông nghiệp xã Thăng Hưng kiểm tra ruộng lúa Đông Xuân mới gieo sạ. Ảnh: Nguyễn Hồng
Tại cánh đồng lúa nước Ia Cành (thôn 5, xã Thăng Hưng), nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số gieo sạ lúa vụ Đông Xuân sớm hơn so với những năm trước. Ông Siu Djuăck-Trưởng thôn 5-cho biết: Thôn có diện tích lúa nước nhiều nhất xã với 35 ha. Vừa rồi, nhiều hộ được hỗ trợ giống lúa HT1 để gieo trồng vụ Đông Xuân, bà con rất phấn khởi.
Tương tự, bà Kpă Luan (cùng thôn) cho hay: Sau khi được huyện hỗ trợ giống lúa xác nhận HT1 sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022, chúng tôi gieo sạ theo lịch thời vụ của xã. Gia đình tôi đã gieo sạ xong 2 sào được hơn 1 tuần, cây lúa sinh trưởng tốt.
Bà Kpă Luan phơi lúa nước vụ mùa 2021 vừa mới thu hoạch xong. Ảnh: Nguyễn Hồng
Bà Kpă Luan (thôn 5, xã Thăng Hưng) phơi lúa vụ mùa 2021. Ảnh: Nguyễn Hồng
Bà Trần Thị Phương Lan-cán bộ Địa chính-Nông nghiệp xã Thăng Hưng-chia sẻ: “Toàn xã có khoảng 141 ha lúa nước 2 vụ. Vụ Đông Xuân 2021-2022, người dân được huyện hỗ trợ 6 tấn lúa giống HT1 để sản xuất 50 ha. Chúng tôi hướng dẫn bà con gieo trồng sớm hơn mọi năm ở những chân ruộng thấp, xây dựng kế hoạch điều tiết nước tưới phù hợp nhằm tránh hạn cuối vụ”.
Đến thời điểm này, người dân 2 xã Ia Lâu và Ia Piơr đã gieo trồng được 90% diện tích lúa nước, các xã khác đang xuống giống. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã phối hợp với các xã, đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi tiến hành nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, xây dựng kế hoạch chống hạn ở từng cánh đồng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra. Đồng thời, khuyến cáo người dân xuống giống tập trung để hạn chế sự xuất hiện của sâu bệnh gây hại. Dự kiến, việc gieo sạ lúa nước vụ Đông Xuân 2021-2022 sẽ hoàn thành trước ngày 15-12.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Luyến-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Prông-cho biết: Khoảng 2 năm trở lại đây, mỗi vụ sản xuất, huyện hỗ trợ giống lúa nước năng suất, chất lượng cao cho người dân. Việc này không chỉ góp phần ổn định an ninh lương thực tại chỗ mà còn nâng cao thu nhập cho người dân. Đặc biệt, mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Gạo Ia Lâu” huyện Chư Prông. Đây là động lực để người dân tiếp tục sản xuất những giống lúa năng suất, chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. 
NGUYỄN HỒNG

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.