Chư Pah: Nuôi cá nước ngọt cho thu nhập khá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau khi xuất ngũ trở về địa phương, nhóm bạn trẻ gồm các anh: Dương Văn Ích, Nguyễn Văn Hùng, Bùi Công Ngọc và Nguyễn Chung (cùng ở thôn 7, xã Ia Nhin, huyện Chư Pah) đã đấu thầu 30 ha mặt nước để đầu tư nuôi cá nước ngọt. Sau gần 2 năm triển khai, việc chăn nuôi đã đạt kết quả khả quan.

Sau khi tốt nghiệp lớp 12, anh Dương Văn Ích xung phong vào bộ đội. Năm 2012, hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, cũng như bao thanh niên khác, Ích chăm chỉ phụ giúp gia đình làm cà phê. “Nhận thấy ở địa phương có điều kiện mặt hồ rộng, tôi nảy ra ý tưởng đầu tư nuôi cá để tạo việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình”-anh Ích cho biết.

 

Anh Dương Văn Ích bên hồ cá của nhóm. Ảnh: T.V
Anh Dương Văn Ích bên hồ cá của nhóm. Ảnh: T.V

Lúc đầu, gia đình anh Ích không đồng tình với ý tưởng này vì cho rằng đầu tư nuôi cá khá mạo hiểm, từ trước tới nay cũng chưa có ai trong thôn dám làm. Quyết tâm không bỏ cuộc, mãi đến năm 2016, anh Ích mới thuyết phục được gia đình ủng hộ. Anh Ích đem ý tưởng này bàn với nhóm bạn gồm các anh: Nguyễn Văn Hùng, Bùi Công Ngọc, Nguyễn Chung và rủ họ cùng tham gia đấu thầu gần 30 ha mặt hồ của Công ty Cà phê 706 (xã Ia Nhin) để phát triển nghề nuôi cá. Nhận thấy đây là ý tưởng khá táo bạo, mới mẻ và có nhiều thuận lợi, các bạn anh đều đồng tình tham gia. Sau đó, mỗi người trong nhóm đóng góp 50 triệu đồng để làm vốn đầu tư ban đầu.  

Khi đã gom đủ 200 triệu đồng, nhóm của anh Ích bắt đầu thuê hồ và mua 1,6 tấn cá giống gồm: trắm, chép, mè, trê và rô phi… về thả. Đây là những loại cá dễ nuôi, phù hợp với điều kiện nuôi thả ở hồ tự nhiên. Sau đó, anh Ích cùng các bạn vừa tự học, vừa tìm đến những hộ nuôi cá lâu năm để học hỏi kinh nghiệm. Đồng thời, nhóm của anh Ích mượn những phần đất bỏ hoang của bà con trong vùng để trồng cỏ làm thức ăn hàng ngày cho cá.

Sau gần 2 năm chăm sóc, cá tương đối thích nghi với điều kiện khí hậu, môi trường nên sinh trưởng tốt và bắt đầu cho khai thác. Theo ước tính, mỗi tháng, nhóm của anh Ích khai thác trên 1 tấn cá. Với giá bình quân 30-40 ngàn đồng/kg được thương lái mua tại hồ, mỗi thành viên có thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng. “Để có nguồn cá thương phẩm khai thác quanh năm, chúng tôi nuôi theo hình thức gối vụ, khoảng 6 tháng thả cá giống một lần, mỗi lần khoảng vài tạ. Chúng tôi cũng thường xuyên kiểm tra hồ, nguồn nước để kịp thời xử lý nếu có dấu hiệu bất thường”-anh Ích cho biết thêm.

Anh Bùi Công Ngọc chia sẻ: “Tham gia mô hình này, mình thấy hiệu quả bước đầu tương đối khả quan, vừa có việc làm lại có thêm thu nhập ổn định cho bản thân và gia đình. Mỗi ngày, mình và các bạn dành khoảng 2 giờ để cắt cỏ cho cá ăn, vệ sinh hồ. Thời gian còn lại, mình phụ giúp gia đình làm cà phê và công việc nhà”.

Mặc dù kết quả thu được khá khả quan nhưng anh Ích và các bạn vẫn luôn trăn trở bởi để mở rộng mô hình này hiện còn nhiều khó khăn, nhất là về nguồn vốn, kỹ thuật và đầu ra. Ông Bùi Văn Đông-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Nhin, cho biết: “Hồ tự nhiên thuộc khu vực thôn 7 có diện tích khoảng 30 ha, độ sâu trung bình 10-15 m nên nguồn nước dồi dào quanh năm. Mô hình nuôi cá của anh Dương Văn Ích và các bạn bước đầu đã đạt hiệu quả. Tuy nhiên, đây là mô hình mới và vốn đầu tư lớn nên cần được sự quan tâm, tạo điều kiện của các ngành chức năng, nhất là hỗ trợ về nguồn vốn và kỹ thuật. Trong thời gian tới, UBND xã sẽ phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi, trong đó có tập huấn về kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Xã cũng sẽ tổ chức cho bà con nông dân học tập và nhân rộng mô hình này”.

Tường Vy

Có thể bạn quan tâm

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

null