Chư Păh nhân rộng cánh đồng lúa chất lượng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vụ mùa 2023, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình giống lúa chất lượng cao HN6 tại các xã: Hòa Phú, Đak Tơ Ve, Hà Tây, Nghĩa Hưng, Nghĩa Hòa, Chư Đang Ya và thị trấn Ia Ly với diện tích 490 ha. Với những ưu điểm vượt trội, giống lúa này đã giúp người dân nâng cao thu nhập và dần thay thế các giống lúa năng suất thấp.

Ông Nguyễn Công Sơn-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Păh-cho biết: Vụ mùa năm nay, Phòng đã đưa giống lúa mới HN6 vào thực hiện cánh đồng lúa một giống chất lượng cao tại 7 xã, thị trấn với 1.326 hộ tham gia trên diện tích 490 ha. Giống lúa HN6 có thời gian sinh trưởng 90-100 ngày, ngắn hơn khoảng 60 ngày so với các loại giống hiện có ở địa phương. Qua theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển tại các cánh đồng cho thấy, đây là giống lúa phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương và khả năng canh tác của người dân.

“Nhìn chung, giống lúa mới sinh trưởng, phát triển tốt, đẻ nhánh khá và có khả năng kháng sâu bệnh cao; năng suất lúa đạt trung bình 6,5-7 tấn/ha (cao hơn giống lúa HT1 đang trồng tại địa phương 1-1,5 tấn/ha). Từ hiệu quả bước đầu mang lại, mô hình cánh đồng lúa một giống chất lượng cao sẽ giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác, nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích và định hướng phát triển sản xuất lúa nước theo hướng bền vững”-ông Sơn khẳng định.

Huyện Chư Păh đưa giống lúa chất lượng cao HN6 vào sản xuất cho năng suất 6,5-7 tấn/ha. Ảnh: H.P

Huyện Chư Păh đưa giống lúa chất lượng cao HN6 vào sản xuất cho năng suất 6,5-7 tấn/ha. Ảnh: H.P

Những ngày này, trên cánh đồng Ia Ông (xã Hòa Phú), bà con nông dân đang thu hoạch lúa vụ mùa. Trò chuyện cùng P.V, anh Rơ Châm Huiêt (làng Hreng) vui vẻ cho hay: “Vụ mùa năm nay, gia đình tôi gieo sạ 4 sào lúa HN6. Khi tham gia mô hình cánh đồng lúa một giống HN6, tôi cùng các hộ dân được cán bộ nông nghiệp hướng dẫn cách chăm sóc, phòng bệnh và tuân thủ đúng quy trình canh tác. Giống lúa HN6 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn gần 2 tháng so với giống lúa HT1. Cùng với đó, giống lúa này đẻ nhánh khỏe, cứng cây, có khả năng chịu phèn và kháng sâu bệnh. Những vụ trước, gia đình tôi phải phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa 4-5 lần. Còn với giống lúa HN6 thì chỉ phun 2 lần nên tiết kiệm được chi phí đầu tư. Vụ mùa này, năng suất lúa đạt gần 7 tạ/sào”.

Còn bà Rcom Hlim (làng Brông, xã Nghĩa Hưng) bộc bạch: “Năm nay, gia đình tôi gieo trồng 4,5 sào lúa giống HN6. Khi tham gia mô hình, tôi được hỗ trợ 45 kg lúa giống, 90 kg vôi bột và được tập huấn chuyển giao kỹ thuật quy trình sản xuất. Giống lúa này có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống lúa trước đây, không tốn nhiều công chăm sóc, sạch sâu bệnh, tỷ lệ hạt chắc cao. Tôi mong muốn ngành chức năng của huyện tạo điều kiện đưa giống lúa HN6 vào cơ cấu giống của địa phương để người dân gieo trồng đại trà”.

Nông dân xã Hòa Phú (huyện Chư Păh) tất bật thu hoạch lúa vụ mùa. Ảnh: H.P

Nông dân xã Hòa Phú (huyện Chư Păh) tất bật thu hoạch lúa vụ mùa. Ảnh: H.P

Ông Nguyễn Thành Long-Chủ tịch UBND xã Hòa Phú-cho biết: “Vụ mùa 2023, xã có 116 hộ tham gia mô hình cánh đồng lúa một giống HN6 với diện tích 45,57 ha. Để mô hình đạt hiệu quả, ngay từ khi bước vào vụ mùa, chính quyền địa phương tổ chức nạo vét kênh mương nội đồng, khơi thông dòng chảy. Bên cạnh đó, xã phối hợp với cơ quan chuyên môn hướng dẫn bà con áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là hạn chế sử dụng hóa chất để tạo ra gạo sạch. Qua đó, bà con thay đổi tập quán canh tác, thay thế dần giống lúa năng suất thấp bằng các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao”.

“Giống lúa HN6 cấp cho dân là giống nguyên chủng. Sau khi thu hoạch vụ mùa 2023, bà con có thể sử dụng làm lúa giống gieo trồng vụ tiếp theo. Thời gian tới, huyện tiếp tục nhân rộng cánh đồng lúa một giống HN6. Đồng thời, liên kết chuỗi và bao tiêu sản phẩm nhằm tăng thu nhập cho người dân”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Păh cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.