Chư Pah đẩy mạnh phong trào xây dựng nếp sống văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều năm qua, huyện Chư Pah (tỉnh Gia Lai) xác định xây dựng thôn, làng, tổ dân phố và gia đình văn hóa là nhiệm vụ quan trọng của địa phương. Với sự chủ động, sáng tạo trong triển khai, phong trào đã tạo sự lan tỏa sâu rộng.
Theo ông Nguyễn Hữu Quới-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Chư Pah, hàng năm, Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương đưa các mục tiêu chủ yếu của phong trào vào nghị quyết để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả. Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp với các cơ quan, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, nhân dân tham gia xây dựng môi trường văn hóa, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chấp hành các quy định về thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh trong tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội.
Đến nay, tại các xã như Ia Mơ Nông, Ia Phí, Ia Ka, Nghĩa Hòa... nếp sống văn hóa đã được định hình một cách vững chắc, nhiều hủ tục trong việc cưới, việc tang dần được xóa bỏ; các lễ hội truyền thống được tổ chức đúng quy định. Ia Phí là xã đi đầu thực hiện hiệu quả việc xây dựng nếp sống văn hóa ở các thôn, làng.
Ông Rơ Châm Laoh-Chủ tịch UBND xã Ia Phí-cho biết: Xã có 11/13 thôn, làng đạt danh hiệu văn hóa. Để có được kết quả này, xã đã đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Theo đó, các hội, đoàn thể đều đăng ký thực hiện phần việc của mình: Đoàn Thanh niên tích cực tuyên truyền cho thanh-thiếu niên về thực hiện nếp sống lành mạnh, không tham gia các tệ nạn xã hội; Hội Phụ nữ tuyên truyền cho hội viên xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc...
Là gia đình 5 năm liền đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa tiêu biểu cấp huyện”, bà Rơ Châm Yiú (làng Yăng 3, xã Ia Phí) chia sẻ: “Đạt được danh hiệu này, mình càng có cơ sở để giáo dục con cháu sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội”.
Người dân làng Kênh (xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Pah) trao đổi kinh nghiệm xây dựng đời sống văn hóa. Ảnh: ĐINH YẾN
Người dân làng Kênh (xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Pah) trao đổi kinh nghiệm xây dựng đời sống văn hóa. Ảnh: ĐINH YẾN
Xã Nghĩa Hòa cũng là địa phương thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Ông Nguyễn Huy Thiện-Chủ tịch UBND xã-cho hay: Tiêu biểu nhất trong phong trào này có làng Kênh. Trước đây, làng Kênh là một trong những “điểm nóng” của xã với nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội. Nhưng từ khi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh, dân làng đã thay đổi ý thức, nhiều người trước đây hay uống rượu, lười lao động nay đã chịu khó làm ăn phát triển kinh tế.
Những kết quả đạt được từ phong trào xây dựng thôn, làng, tổ dân phố văn hóa của huyện Chư Pah không chỉ đánh dấu sự chuyển biến tích cực về ý thức cộng đồng mà còn tạo động lực để người dân phấn khởi thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh. Đến nay, toàn huyện có 95/109 thôn, làng, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa; 14.388/18.832 gia đình được công nhận gia đình văn hóa.
Theo Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Chư Pah, thời gian tới, để phong trào phát triển bền vững và đi vào chiều sâu, huyện tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác xây dựng đời sống văn hóa. Thực hiện tốt cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thấy được ý nghĩa tốt đẹp, lợi ích thiết thực của phong trào.
“Ban chỉ đạo cũng cần tăng cường kiểm tra, hướng dẫn bình xét, phân loại, công nhận danh hiệu văn hóa ở các gia đình, thôn, làng, tổ dân phố. Nếu cần thiết, nên xem xét thu hồi danh hiệu ở những nơi không đảm bảo các tiêu chí hoặc không thực chất, từ đó tạo động lực để đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào”-ông Nguyễn Hữu Quới nhấn mạnh.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

(GLO)- Ngày 26-6, Công an tỉnh Gia Lai có Công văn số 3986/CAT-PC06 thông báo thời gian cấp, thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các cơ quan, tổ chức có trụ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai (cũ).

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar. Ảnh: Ngọc Minh

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar

(GLO)- Những ngày này, tại cánh đồng Đê Bar (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) không khí lao động diễn ra tấp nập, khẩn trương, tiếng máy cày hòa cùng tiếng nói cười của người dân kỳ vọng về một mùa vụ thắng lợi.

Những mái ấm ở vùng khó

Những mái ấm ở vùng khó

(GLO)- Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Những ngôi nhà mới không chỉ góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn mà còn mở ra hy vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn cho hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo.

null