Chống Covid-19: Lá chắn liên hoàn nơi biên giới Tây Nam (Kỳ 4)

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lực lượng biên phòng ở An Giang, Kiên Giang đang ngày đêm tuần ra, kiểm soát để ngăn chặn việc xuất nhập cảnh trái phép, không để bất kỳ trường hợp nào qua biên giới Việt Nam mà không kiểm soát được.
Túc trực xuyên đêm đến ngày 
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp và để ngăn chặn bệnh lây lan từ việc nhập cảnh trái phép, lực lượng biên phòng tỉnh An Giang đã túc trực ngày đêm chốt chặn các đường mòn, lối mở trên các tuyến biên giới.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, tại khu vực biên giới xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, hiện có 5 chốt kiểm tra dã chiến được lập ra. Trong đó, phần lớn là lực lượng bộ đội biên phòng còn lại lực lượng phối hợp là công an và quân sự. 
Dù ngày hay đêm, các chiến sĩ này cũng luôn túc trực 24/24, ngăn người dân không được nhập cảnh trái phép. Đồng thời, vận động bà con nhân dân khi phát hiện các trường hợp lén đưa rước người qua lại biên giới thì thông tin nhanh để có biện pháp ngăn chặn kịp thời, đảm bảo an toàn trong thời gian tới.
Thiếu tá Huỳnh Chiến Thắng - Đồn Trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương nói: “Hiện nay, chúng tôi đang phối hợp rất tốt với phía công an, quân sự xã Vĩnh Xương và xã Phú Lộc chốt chặn các điểm qua lại biên giới. Chốt kiểm tra này lập ra nhằm mục đích phòng chống dịch Covid-19”.
Ngoài xã Vĩnh Xương, ở các địa phương khác giáp biên giới cũng có các chốt chặn kiểm tra tương tự. Theo thống kê của ngành chức năng, hiện tỉnh An Giang có đến 74 chốt kiểm tra. Tại các chốt kiểm tra, lực lượng biên phòng quán triệt tinh thần không cho người dân qua lại những lối đi này và chỉ cho qua những nơi có kiểm tra y tế đầy đủ.
 
Lực lượng biên phòng làm nhiệm vụ trên tuyến biên giới Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Lực lượng biên phòng làm nhiệm vụ trên tuyến biên giới Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Hiện toàn tỉnh An Giang có 2 cửa khẩu quốc tế (Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên và Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu), 2 cửa khẩu chính (Long Bình, huyện An Phú và Vĩnh Hội Đông, thành phố Châu Đốc), 1 cửa khẩu phụ (Bắc Đai, huyện An Phú). Từ 0 giờ ngày 22/3 vừa qua, với lý do dịch bệnh, đối với tất cả trường hợp mang giấy miễn thị thực nhập cảnh cho người gốc Việt Nam. 
Đại tá Trần Quốc Khánh - Phó chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang, cho biết, ngoài ở các cửa khẩu, lượng lượng biên phòng phải luôn luôn túc trực ở các chốt kiểm tra để ngăn chặn triệt để tình trạng người dân vào Việt Nam bằng các đường mòn, lối mở, bến khách ngang sông… Để đảm bảo không có người nào từ Campuchia xuất nhập cảnh trái phép vào biên giới Việt Nam, lực lượng biên phòng còn tổ chức tuần tra suốt đêm dọc theo tuyến biên giới. 
Nhằm nâng mức ứng phó với dịch Covid-19, ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã yêu cầu các cơ quan chức năng trong tỉnh triển khai nhanh các biện pháp ứng phó ở mức độ cao nhất có thể, nhất là công tác ngăn ngừa từ xa. Đặc biệt, ông yêu cầu lực lượng bộ đội biên phòng phối hợp cùng lực lượng quân sự, công an quản lý chặt chẽ cửa khẩu, chốt chặn tất cả đường mòn, lối mở.
Hiện tỉnh An Giang đã tổ chức nhiều điểm cách ly tập trung đón đồng bào từ bên kia biên giới về nước tại các địa phương dọc theo biên giới như huyện Tri Tôn, An Phú, Tân Châu. Đây được xem là phản ứng nhanh của địa phương có gần 100km đường biên giáp với Campuchia trong thời điểm dịch rất phức tạp.
Tạo thành một lá chắn liên hoàn vùng biên
Cũng như An Giang, những ngày này, dọc vùng biên giới Hà Tiên, nhiều chốt kiểm tra dã chiến (mỗi chốt có từ 5-7 cán bộ, chiến sĩ) đã được hình thành. Tại đây, lực lượng biên phòng luôn trực, ngăn không cho người dân, du khách tự ý qua lại biên giới theo lối mòn. Đồng thời, tuyên truyền phòng trách dịch bệnh Covid-19.
Theo ông Từ Quốc Tuấn - Giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang, hiện các khu cách ly tại các khu vực cửa khẩu và các địa phương của tỉnh đã thực hiện cách ly y tế tập trung 2.144 người. Trong đó, phần lớn là người Việt Nam (có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam) đi làm ăn, buôn bán ở Campuchia nhập cảnh về Việt Nam qua các cửa khẩu. Tất cả có sức khỏe ổn định. An Giang cũng đang thực hiện cách ly, theo dõi y tế tại nhà đối với 727 người, hiện sức khỏe tốt”. 

Do các chốt đóng sâu trong các lối mòn nên việc sinh hoạt, nơi ăn nghỉ, nhu yếu phẩm cần thiết còn thiếu, vì vậy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hà Tiên đã cho lực lượng dùng xuồng máy vận chuyển thực phẩm, vật dụng cần thiết vào tiếp tế cho các cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ. 

“Ngoài các chốt kiêm tra trên, chúng tôi còn bố trí loa truyền thanh, phát liên tục tiếng Việt Nam và Campuchia thông báo các quy định mới trong việc qua lại, làm thủ tục xuất nhập cảnh, phản ánh về tình hình dịch bệnh". 
"Ngoài ra, chúng tôi còn in thêm tờ rơi, băng rôn treo trên các chốt, khu dân cư dọc đường biên giới để làm thế nào mọi người dân đều được nghe, đều biết, hiểu và chung tay cùng ngăn dịch bệnh” - Trung tá Nguyễn Văn Toàn - Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hà Tiên thông tin.
Không riêng gì các chốt ở cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, các chốt kiểm tra ở cửa khẩu quốc gia Giang Thành và những chốt còn lại trên dọc biên giới bộ đều phải căng mình chống dịch, tạo nên một lá chắn liên hoàn, chắc chắn trên vùng biên. 
 
Chiến sĩ biên phòng luôn túc trực tại các lối mòn qua biên giới Campuchia.
Chiến sĩ biên phòng luôn túc trực tại các lối mòn qua biên giới Campuchia.
Nhờ sự quyết tâm và chặt chẽ đó, các chiến sĩ nơi đây đã ngăn chặn, hướng dẫn hàng trăm người dân quay lại cửa khẩu chính để làm thủ tục theo quy định. Đồng thời, phát hiện, ngăn chặn được 4 vụ vận chuyển trái phép khẩu trang y tế qua biên giới, thu trên 35.000 khẩu trang.
Ông Phạm Vũ Hồng - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: “Tỉnh đang kiểm soát chặt chẽ tuyến biên giới. Chúng tôi làm quyết liệt nhưng mọi hành động, ứng xử phải đầy tính nhân văn, tất cả công dân Việt Nam và Việt kiều Campuchia khi về nước phải được tiếp nhận một cách chu đáo, không được phân biệt đối xử”.

Một số chiến sĩ tham gia trong các chốt kiểm tra chia sẻ, những ngày sau khi có chỉ đạo tạm dừng xuất, nhập cảnh đối với công dân các nước có vùng dịch và thực hiện cách ly y tế 14 ngày với tất cả cư dân qua lại biên giới, các chiến sĩ đã phải làm việc nhiều hơn. 

Về trường hợp các cán bộ, chiến sĩ ở các chốt kiểm tra, ông Mai Quốc Thắng - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Tiên chia sẻ: “Các đồng chí ngày đêm bám chốt ngoài biên giới, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, nơi ăn, nghỉ còn sơ sài. Tôi hy vọng, dịch bệnh sẽ sớm không còn nữa bởi nếu cứ kéo dài, anh em sẽ rất mệt”.
“Để thực hiện triệt để việc cách ly bắt buộc đối với mọi công dân về từ Campuchia và các nước vùng dịch, TP.Hà Tiên huy động cả hệ thống chính trị để tiếp nhận người về từ vùng dịch. Nhân lực, vật lực địa phương còn hạn chế nhưng nhiệm vụ chống dịch là hàng đầu phải thực hiện, hy vọng các cán bộ, chiến sĩ đều nỗ lực vượt qua khó khăn”-  ông Thắng nói thêm.
Theo tìm hiểu của phóng viên, chuẩn bị kế hoạch tiếp nhận toàn bộ người Việt Nam về nước lánh dịch, hiện TP.Hà Tiên chủ động 1.000 chỗ cách ly, còn huyện Giang Thành, Kiên Lương mỗi huyện sẵn sàng 500 chỗ cách ly. Trong tình huống xấu nhất có thể tận dụng các khu ký túc xá của các trường để làm khu cách ly. Là địa phương có nhiều công dân đang sinh sống tại Campuchia nên công tác phòng ngừa từ xa được Kiên Giang đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh ở mức cao nhất. 
(Còn nữa)
Theo Huỳnh Xây (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.