Chống Covid-19: Đêm trắng giữa rừng xanh của lính biên phòng (Kỳ 1)

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong cuộc chiến với "giặc Covid-19", sự đóng góp to lớn của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam là không thể phủ nhận: Từ nơi cửa khẩu, đường biên giữa rừng núi trùng điệp cho tới giữa thành thị phồn hoa, đều có thể thấy sự góp mặt của những người chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam. Không quản ngại khó khăn gian khổ luôn ở trên tuyến đầu chống dịch, giúp đỡ người dân, đặc biệt phát huy hiệu quả trong việc thực hiện hỗ trợ cách ly với hàng vạn người...
LTS: Loạt bài “Ấm tình quân - dân giữa tâm dịch Covid-19” sẽ làm sáng rõ thêm hình ảnh tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ, những người luôn sát cánh cùng nhân dân cả nước vượt qua những thời điểm nguy nan, gian khó nhất...
Kỳ 1: Đêm trắng giữa rừng xanh của lính biên phòng
Là một trong những lực lượng thuộc tuyến đầu chống dịch Covid-19, hơn 2 tháng nay, các chiến sỹ Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn có nhiều đêm trắng giữa rừng xanh để kiểm soát tuyến biên giới.
“Ăn lán, ngủ rừng”
Vượt gần 30km đường gập ghềnh từ TP.Lạng Sơn, chúng tôi đến được khu vực biên giới thuộc địa bàn quản lý của Đồn Biên phòng Ba Sơn (xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn). Ở nơi huyện biên giới Cao Lộc này, hơn 90% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đa phần là hộ nghèo và cận nghèo, cuộc sống của bà con còn nhiều khó khăn.
Chính vì vậy, tình trạng người dân xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê rất phức tạp. Cùng với nhiệm vụ bảo vệ biên giới, việc kiểm soát khu vực đường mòn, thu gom, thu dung những xuất người xuất, nhập cảnh trái phép là vô cùng quan trọng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Có mặt tại lán trại Pá Puồng - nơi tiếp giáp với huyện Ninh Minh (Quảng Tây, Trung Quốc) đúng lúc trời đổ cơn mưa rào bất chợt, chúng tôi trú tạm trong chiếc lán nhỏ - nơi các chiến sỹ tạm ngả lưng sau những đêm dài canh gác, tuần tra biên giới. Mưa xối xả, dòng nước dài màu vàng của đất đỏ xối mạnh xuống từ các triền đồi đổ xuống đường, xuống những thửa ruộng mới cấy của bà con. Nước mưa chảy tứ phía, nước nhỏ lách tách xuống giữa lán.
Trong chiếc lán nhỏ, 3 chiếc giường được kê ngay ngắn, bàn để đồ, giá bát được kê lên bằng những thanh tre nứa ghép lại. Đến giỏ đựng đũa, đựng bàn chải cũng được “thiết kế” từ những vỏ chai nhựa. Ngoài lán có thêm chiếc bàn, mấy chiếc ghế và bộ ấm chén để anh em chiến sỹ cùng nhâm nhi trong những đêm trắng. Tất cả chỉ có thế!.
"Hôm nay trời mưa nên mát mẻ dễ chịu, chứ những hôm trời nắng không ngồi nổi trong lán đâu. Anh em phải lên đồi cắt cỏ tranh lợp lại thành từng tấm chắn ngang trên mái cho bớt nóng. Còn lấy thêm ruột chăn bông căng 4 góc để giảm bớt cái nóng những hôm trời oi bức" - thiếu tá Nông Văn Tấn kể.
 Các chiến sỹ Đồn Biên phòng Ba Sơn giữa đêm tối leo đồi đi tuần đường mòn khu vực biên giới. (Ảnh: Liễu Chang)
Các chiến sỹ Đồn Biên phòng Ba Sơn giữa đêm tối leo đồi đi tuần đường mòn khu vực biên giới. (Ảnh: Liễu Chang)
Ngồi trong lán đợi mưa ngớt, trung tá Lều Minh Tiến - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Ba Sơn chia sẻ: Từ khi Việt Nam có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, Đồn đã tăng cường tối đa lực lượng, phối hợp chặt chẽ với Dân quân, Công an 3 xã Cao Lâu, Xuất Lễ, Mẫu Sơn, triển khai công tác tuần tra, chốt chặn trên biên giới để ngăn chặn người xuất, nhập cảnh trái phép và hoạt động vận chuyển trái phép hàng hóa qua lại biên giới.
Đồn đã lập 10 lán trại cố định và 4 lán cách ly tạm thời tại khu vực các mốc: 1170, 1172, 1174, 1179... và khu vực cổng đồn. Trong đó có 3 vị trí lán chốt chặn đã triển khai lắp đặt barie, kiểm soát các phương tiện ra, vào địa bàn tại các khu vực đường vào mốc 1169 - 1170, 1193 - 1194… 
Theo trung tá Hiếu, từ ngày 31/1 - 25/3, Đồn Biên phòng Ba Sơn đã phát hiện, thu dung 47 vụ nhập cảnh trái phép với 398 công dân Việt Nam (nam 174, nữ 170). Họ là các lao động, người làm thuê từ Trung Quốc về Việt Nam qua các đường mòn biên giới. 

Cắm chốt tại Pá Puồng từ những ngày đầu lập trại chống dịch còn có trung tá Hoàng Văn Toán. Ban ngày các chiến sỹ tuần tra 2 lần, cả đi cả về cũng phải mất 2 tiếng đồng hồ. Ban đêm, mọi người lại thay nhau trực, thỉnh thoảng đi tuần các tuyến đường mòn.

"Những ngày này thời tiết khá thất thường, đỏng đảnh như “gái mới lớn". Ban ngày có khi nắng nóng, hôm thì mưa gió ầm ầm, đêm đến nhiệt độ giảm sâu. Nhiều hôm mưa to, lán bị dột ướt nhẹp” - trung tá Toán tâm sự.
Trắng đêm canh gác
Màn đêm buông xuống, sương mù giăng kín lối cũng là lúc các chiến sỹ chuẩn bị lên đường tuần tra. Theo chân các những người lính đi tuần tra biên giới, chúng tôi được các cán bộ, chiến sỹ kể về những chuyến tuần tra, đường biên, cột mốc nơi đây. Con đường dẫn lên khu vực biên giới ngổn ngang đất đá, từng đoạn quanh co, đường trơn, nhỏ và đi xuyên rừng. Âm thanh duy nhất giữa chốn núi rừng hoang vu là tiếng gió xào xạc khẽ lay những hàng cây, tiếng ếch nhái hòa với tiếng bước chân, tiếng rì rầm trò chuyện.
“Trên này thường có mưa, sương mù dày, thời tiết về đêm lại lạnh nên quá trình tuần tra của các anh em gặp nhiều khó khăn. Anh em ăn ngủ và sinh hoạt trong lán dựng tạm, điện lại không có nên khá bất tiện. Sóng điện thoại cũng không có" - trung tá Toán tâm sự.
 Do địa hình phức tạp, tại các điểm lán cách xa đồn anh em chiến sỹ phải nấu nướng, sinh hoạt ngay tại lán trại. (Ảnh: Liễu Chang)
Do địa hình phức tạp, tại các điểm lán cách xa đồn anh em chiến sỹ phải nấu nướng, sinh hoạt ngay tại lán trại. (Ảnh: Liễu Chang)
Lần theo ánh đèn pin lập lòe giữa rừng đêm, chúng tôi dò dẫm từng bước, mấy lần suýt ngã nhào. Thế nhưng, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng, đã thuộc lòng từng gốc cây, rãnh nước, bước thoăn thoắt tiến thẳng về phía trước. Đến nơi, chúng tôi theo các chiến sỹ đi dọc khu vực đường mòn biên giới. Không có dấu hiệu của người xuất, nhập cảnh trái phép, chúng tôi lại đổ dốc, quay về lán.
Anh Đỗ Quang Trung - Chính trị viên phó đồn Ba Sơn kể, nhiều anh em năm nay chưa biết Tết nhà. Do tính chất công việc, lại đang tăng cường công tác chống dịch nên gia đình và anh em chiến sỹ cũng rất thông cảm, tư tưởng vẫn rất vững vàng hoàn thành nhiệm vụ.
"Điểm lán này đã thu gom, cách ly hơn 100 người nhập cảnh trái phép. Nhiều người về qua đường mòn trốn trong rừng, anh em phải dùng loa thuyết phục 2 - 3 giờ đồng hồ, bà con mới chịu ra".

"Đối với những lán trại ở gần, anh em thay nhau về đồn cơm nước, sinh hoạt. Còn với những lán ở xa, anh em phải tự nấu nướng phục vụ nhu cầu sinh hoạt, nhu yếu phẩm phải có người vận chuyển vào tiếp tế".

Còn anh Thi Văn Viễn -Đội trưởng thôn Pò Phấy (xã Cao Lâu) cho biết, lực lượng dân quân tự vệ cũng được tăng cường tại các lán trại. Anh em thay nhau hỗ trợ trực cùng lực lượng biên phòng tuần tra biên giới để thu gom, thu dung những người xuất, nhập cảnh trái phép.
"Điểm lán này đã thu gom, cách ly hơn 100 người nhập cảnh trái phép. Nhiều người về qua đường mòn trốn trong rừng, anh em phải dùng loa thuyết phục 2 - 3 giờ đồng hồ, bà con mới chịu ra" - anh Viễn kể.
Trung tá Hoàng Trung Hiếu - Chính trị viên Đồn Biên phòng Ba Sơn tâm sự: "Anh em trong đồn luôn quan tâm động viên nhau. Các đồng chí ở các chốt cũng san sẻ khó khăn với nhau. Vì "chiến dịch" chống dịch còn dài nên anh em phải luôn lạc quan, tư tưởng vững vàng để đất nước chiến thắng dịch bệnh”.
Kết thúc tuần tra, các chiến sỹ trở về tiếp tục gác lán khi làng, bản đã chìm sâu trong giấc ngủ. Trên con đường mòn vắng lặng ấy vẫn còn in dấu chân của những chiến sỹ Bộ đội Biên phòng.
(Còn nữa)
Theo Liễu Chang (Dân Việt)

http://danviet.vn/phong-su-dieu-tra/chong-covid-19-dem-trang-giua-rung-xanh-cua-linh-bien-phong-ky-1-1073581.html

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).