Cát cứ thu phí đỗ xe 'lụi': Quyết liệt xử lý, vỉa hè sẽ ngăn nắp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nếu các quận, huyện ở TP.HCM không xử lý quyết liệt, tình trạng lấn chiếm, xẻ thịt vỉa hè sẽ tái diễn, nguồn thu thất thoát.

Thu phí hợp pháp bị cản trở

Hiện Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích Thanh niên xung phong TP.HCM (viết tắt Công ty TNXP) đang được giao thu phí đỗ ô tô dưới lòng đường tại 20 tuyến đường ở Q.1, Q.5 và Q.10. Sau khi tiếp nhận phản ánh từ Báo Thanh Niên, lãnh đạo Công ty TNXP TP.HCM cho biết đã cử nhân viên xác minh. Công ty này khẳng định việc các tổ chức, cá nhân thu phí đỗ ô tô trên các tuyến đường mà công ty được giao triển khai thực hiện là hành vi tự phát, không liên quan đến công ty.

Vỉa hè đường Hàm Nghi (Q.1, TP.HCM) được tổ chức thu phí tạm thời, xe đậu gọn gàng, người đi bộ thuận tiện đi lại
Vỉa hè đường Hàm Nghi (Q.1, TP.HCM) được tổ chức thu phí tạm thời, xe đậu gọn gàng, người đi bộ thuận tiện đi lại

Vị lãnh đạo này nêu thực tế, nhân viên của công ty gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ vì hiện trạng người không liên quan tự đứng ra thu phí, cản trở nhân viên thực hiện công việc được giao như Báo Thanh Niên nêu. Ngoài ra, các hộ, cơ sở kinh doanh trên tuyến đường tổ chức thu phí thường xuyên ngăn cản, gây khó, thậm chí đe dọa nhân viên làm nhiệm vụ. Chưa kể, một số tài xế không chấp hành trả phí qua ứng dụng (app) hoặc trả phí cho có lệ, đậu xe nhiều giờ nhưng trả phí chỉ 1 - 2 giờ...

Hằng tháng, Công ty TNXP đều gửi báo cáo về Sở Giao thông công chánh (GTCC) TP.HCM và chính quyền địa phương đề nghị hỗ trợ. Sau đó, các cơ quan chức năng phối hợp xử lý vi phạm nhưng vẫn chưa giải quyết dứt điểm.

Từ đầu tháng 1.2025 đến nay, công ty đã triển khai giải pháp thu phí với công nghệ tự động RFID tại 3 tuyến đường (Hai Bà Trưng, Lê Lai, và Phạm Hữu Chí), đến nay ghi nhận một số kết quả khả quan. Công nghệ này bước đầu khắc phục một số khó khăn mà ứng dụng My Parking gặp phải. "Cụ thể, tài xế không phải cài đặt ứng dụng, nhân viên không phải tiếp xúc với tài xế khi tác nghiệp nên hạn chế được phần nào tiêu cực chủ quan có thể xảy ra", lãnh đạo công ty nói thêm. Công ty TNXP đang gửi văn bản đề xuất lãnh đạo TP.HCM áp dụng thống nhất tại 20 tuyến đường thu phí đỗ ô tô dưới lòng đường.

Địa phương chưa quyết liệt

Theo quy định và phân cấp hiện nay của TP.HCM, trách nhiệm quản lý vỉa hè và đảm bảo an ninh trật tự khu vực (bao gồm vỉa hè) thuộc về UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức. UBND TP.HCM cũng ban hành nhiều văn bản, chỉ đạo xử lý trách nhiệm người đứng đầu địa phương để xảy ra tai nạn giao thông do lấn chiếm lòng lề đường. Một số chuyên gia đánh giá nếu địa phương làm quyết liệt, có trọng điểm một vài tuyến đường để làm gương sẽ tạo sự chuyển biến rõ nét. Bên cạnh đó, mức phạt hiện nay khá thấp, từ 2 - 4 triệu đồng/cá nhân và 4 - 6 triệu đồng/tổ chức, là chưa đủ sức răn đe nếu so với lợi nhuận từ hành vi lấn chiếm vỉa hè mang lại.

Sau khi đọc loạt bài Cát cứ thu phí đỗ xe "lụi" trên Báo Thanh Niên, TS Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Kinh tế và quản lý TP.HCM, đại biểu HĐND TP.HCM, thẳng thắn nhìn nhận một số quận, huyện chưa thực sự quyết liệt trong việc quản lý và xử lý vi phạm trật tự lòng đường, vỉa hè.

Theo TS Thắng, vỉa hè không chỉ là không gian công cộng mà còn là nguồn thu nhập cho nhiều hộ kinh doanh, nên việc cân bằng giữa nhu cầu sử dụng vỉa hè cho kinh doanh và đảm bảo trật tự đô thị là một thách thức lớn. Trong khi đó, việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng cũng chưa hiệu quả, dẫn đến tình trạng thiếu minh bạch và không công bằng. Một số địa phương chưa triển khai hiệu quả các biện pháp quản lý, dẫn đến việc lơ là hoặc ngó lơ vi phạm.

TS Trần Quang Thắng cho biết TP.HCM đã triển khai thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè nhưng kết quả thu được rất thấp, sau một năm chỉ thu được khoảng 7 tỉ đồng so với kỳ vọng ban đầu là 1.500 tỉ đồng/năm. Nguồn thu quá thấp do nhiều quận, huyện chưa thực hiện tốt việc quản lý và thu phí, dẫn đến tình trạng lấn chiếm vỉa hè và sử dụng sai mục đích.

Dẫn chứng khu vực Q.1 được quản lý chặt chẽ, vỉa hè trở nên gọn gàng, ngăn nắp hơn, TS Thắng đánh giá chính sách này có tiềm năng nếu được triển khai đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi bộ và các hộ kinh doanh. Do vậy, ông đồng tình với việc xây dựng đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thay thế các quy định cũ để quản lý vỉa hè và lòng đường hiệu quả hơn.

Những hoạt động nào được sử dụng vỉa hè?

Ông Hải khẳng định mục tiêu của việc thu phí vỉa hè không phải tận thu mà để quản lý trật tự đô thị bài bản, quy củ và chặt chẽ hơn, đồng thời có tính đến đặc điểm đô thị theo thực tiễn của thành phố. Không phải tuyến đường nào rộng trên 3 m đều có thể thu phí mà phải đảm bảo các điều kiện như đủ chỗ cho người đi bộ, lắp đặt công trình hạ tầng, phù hợp loại hình kinh doanh, các hộ dân xung quanh đồng tình...

Đại diện Sở GTCC cho biết thêm, các hoạt động sử dụng lòng đường, vỉa hè được quy định tại Quyết định 32/2023 của UBND TP.HCM đã được Nghị định 165/2024 của Chính phủ quy định. Do đó, Sở GTCC đang phối hợp Sở Tư pháp trình UBND TP.HCM bãi bỏ Quyết định 32/2023.

Trả lời câu hỏi sắp tới TP.HCM có tiếp tục thu phí vỉa hè, lòng đường hay không, ông Hải cho biết Nghị định 165/2024 của Chính phủ vẫn cho phép sử dụng lòng đường, vỉa hè vào các mục đích như tổ chức đám tang, đám cưới, trông giữ xe, hoạt động văn hóa, làm điểm trung chuyển rác, phế liệu, vật liệu xây dựng... Như vậy, các địa phương vẫn được phép sử dụng vỉa hè, lòng đường cho các hoạt động nêu trên.

Riêng hoạt động làm điểm kinh doanh, mua bán hàng hóa, trước đây được quy định tại Quyết định 32/2023 của UBND TP.HCM thì Nghị định 165/2024 không quy định nội dung này. Sở GTCC đang phối hợp Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM nghiên cứu khai thác, sử dụng bằng đề án riêng. Ông Hải cho hay đề án này dựa trên nhu cầu thực tiễn của địa phương và Nghị định 44/2024 của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đề án sẽ nêu cụ thể về điều kiện áp dụng, loại hình kinh doanh, mức phí, đơn vị thực hiện, các tuyến đường cụ thể... Thẩm quyền phê duyệt đề án là UBND TP.HCM.

Tham khảo mô hình nước ngoài

Theo TS Trần Quang Thắng, TP.HCM có thể tham khảo mô hình quản lý vỉa hè từ các quốc gia như Singapore và Nhật Bản. Trong đó, Singapore coi vỉa hè là tài nguyên kinh tế, quản lý chặt chẽ việc sử dụng và đảm bảo không gian cho người đi bộ. Còn Nhật Bản thì nhấn mạnh ý thức cộng đồng và phân vùng rõ ràng cho từng mục đích sử dụng. "Nếu tiếp tục, TP.HCM cần áp dụng các biện pháp quản lý minh bạch hơn, như sử dụng phần mềm quản lý và tăng cường kiểm tra thường xuyên", ông Thắng đề xuất.

Theo Sỹ Đông - Trần Duy Khánh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Mai Thanh Minh trong một cuộc giao lưu tại Di tích quốc gia Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt

Có một nhà tù “độc nhất vô nhị” trên thế giới Kỳ III - Những tù nhân thiếu nhi tự mổ bụng phản đối kẻ thù

Ở Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt, đáng sợ nhất đối với các tù nhân nhỏ tuổi là cái rét kinh người trong khi chỉ có manh áo mỏng che thân. Kẻ thù cũng biết điều đó, và chúng đã dùng thủ đoạn cực kỳ dã man là dội nước vào những người tù nhỏ bé, yếu ớt trong đêm khuya giá lạnh.

Các cựu tù nhân xem lại những bức hình thời họ bị địch giam cầm

Có một nhà tù “độc nhất vô nhị” trên thế giới Kỳ II - Đấu tranh bất khuất diệt ác, trừ gian trong nhà tù

80% trong số tù nhân thiếu nhi ở Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt là những chiến sỹ lực lượng vũ trang, du kích, võ trang chính trị trên khắp toàn miền Nam. Chính vì vậy, các anh chị đã được tôi rèn bản lĩnh can trường, bất khuất và dồi dào kinh nghiệm đấu tranh.

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).