Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT nắm bắt, xử lý ý kiến về quy định mới đối với dạy thêm, học thêm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 22-1, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 597/VPCP-KGVX gửi các bộ: LĐTB-XH, Y tế; GD-ĐT về việc xử lý thông tin phản ánh quy trình tuyển dụng lao động; đăng ký thuốc; chương trình giáo dục phổ thông.

Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT nắm bắt, xử lý ý kiến về quy định mới đối với dạy thêm, học thêm ảnh 1
Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT nắm bắt, xử lý ý kiến về quy định mới đối với dạy thêm, học thêm

Trong đó, về chương trình giáo dục phổ thông, theo phản ánh của báo chí, Thông tư mới số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30-12-2024 quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT dù nhận được nhiều sự đồng tình song vẫn còn không ít ý kiến băn khoăn. Một số ý kiến cho rằng gốc rễ của việc dạy thêm, học thêm chính là chương trình học tập còn nặng, trong khi tâm lý coi trọng bằng cấp của nhiều người còn khá phổ biến.

Với chương trình sách giáo khoa mới, kỳ thi tốt nghiệp THPT mới, cách xét tuyển đại học mới, tỷ lệ "chọi" vào các trường đại học uy tín ngày càng khốc liệt, về lâu dài, khi chương trình giáo dục không nặng chuyện thi cử, kiểm tra, đánh giá, dạy theo đúng tinh thần phát huy năng lực, phẩm chất của người học thì dạy thêm, học thêm sẽ trả về đúng bản chất xưa kia. Đó là khi học sinh thấy mình thiếu hụt kiến thức gì thì học thêm để bổ sung kiến thức đó hoặc muốn giỏi thêm nữa thì học thêm. Còn khi chương trình vẫn nặng về đúng - sai, học chỉ để phục vụ các kỳ thi thì dạy thêm, học thêm sẽ còn biến tướng.

Trước phản ánh này, Phó Thủ tướng Lê Thành Long chỉ đạo Bộ GD-ĐT theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền rà soát, kiểm tra, nắm bắt thông tin báo chí phản ánh về vấn đề nêu trên để kịp thời có giải pháp xử lý phù hợp theo thẩm quyền và quy định pháp luật hiện hành; báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.

Tại Thông tư mới số 29/2024/TT-BGDĐT, Bộ GD-ĐT hạn chế đối tượng được dạy thêm trong nhà trường và không được thu tiền của học sinh? Điều này đang khiến các trường, các giáo viên lo ngại. Nhiều người lo rằng, việc “cấm” dạy thêm trong trường liệu có ảnh hưởng tới yêu cầu thành tích, điểm số, trong bối cảnh nhiều trường học vẫn còn “nặng” vấn đề này.

Theo LÂM NGUYÊN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Giúp trẻ giải tỏa áp lực tâm lý

Giúp trẻ giải tỏa áp lực tâm lý

(GLO)- Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, cả nước có đến 3 triệu trẻ em đang gặp phải ít nhất 1 trong 10 chứng rối loạn tâm thần cần được quan tâm, chăm sóc. Thế nhưng phải làm gì và làm như thế nào để giúp trẻ vượt qua những vấn đề tâm lý là một câu hỏi không dễ trả lời.

Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Tại cuộc họp thẩm định, các đại biểu đều nhất trí với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về miễn học phí đối với học sinh, trong đó bổ sung thêm các đối tượng được miễn học phí là trẻ em, học sinh mầm non dưới 5 tuổi; học sinh THPT; học sinh học văn hoá THPT tại các cơ sở giáo dục.

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Gần 32% số bài thi khảo sát lớp 12 của Hà Nội dưới điểm trung bình, trong đó có hàng nghìn bài thi bị điểm liệt. Một trong những nguyên nhân chính là do đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có cấu trúc, định dạng mới.

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Việc dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT hiện nay áp dụng văn bản ban hành từ hơn 15 năm trước, trong khi đã thực hiện chương trình mới và thông tư mới về dạy thêm. Do vậy, mỗi nơi đang hiểu và thực hiện theo những cách khác nhau.