Chính phủ ban hành Nghị định 34/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày 16-6-2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21-11-2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền. Trong đó, Nghị định sửa đổi quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu biên giới.

Cụ thể, Bộ đội Biên phòng cửa khẩu tham mưu Bộ Quốc phòng thực hiện nội dung quản lý nhà nước đối với cửa khẩu biên giới thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng. Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới trong khu vực cửa khẩu, công trình cửa khẩu; chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực cửa khẩu theo quy định pháp luật.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền. Ảnh nguồn internet ảnh 1

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền. Ảnh nguồn internet

Kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý; thực hiện thủ tục biên phòng, cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực, cấp chứng nhận tạm trú theo quy định pháp luật về xuất nhập cảnh; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý; kiểm tra, kiểm soát phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xử lý phương tiện vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu biên giới theo quy định pháp luật. Đồng thời, phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới, đảm bảo an ninh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng-chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Giao Bộ này chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu xây dựng quy chế phối hợp hoạt động trong thực hiện nhiệm vụ tại cửa khẩu.

Cơ quan Hải quan cửa khẩu chủ trì thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; phòng-chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Phối hợp kiểm soát phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Hải quan.

Nghị định cũng bổ sung quy định: Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu có trách nhiệm thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo cơ chế một cửa quốc gia.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu có thể thiết lập cơ chế trao đổi, hội đàm với cơ quan hữu quan cửa khẩu phía đối diện để phối hợp giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều tập đoàn nước ngoài 'đổ bộ' vào Việt Nam

Nhiều tập đoàn nước ngoài 'đổ bộ' vào Việt Nam

Trong thời gian vừa qua, hàng loạt tập đoàn lớn của nước ngoài đã 'đổ bộ' đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác như Boeing, Walmart, Central Retail… Chỉ tính từ đầu tháng 9 đến nay, đã có gần 1.000 doanh nghiệp thuộc 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đến Việt Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư.
Quy định thành lập, tổ chức, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành

Quy định thành lập, tổ chức, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành

(GLO)- Tổ chức phối hợp liên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn giúp Thủ tướng Chính phủ: Nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành; chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức liên quan trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành.
Kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu: Xử lý nghiêm, tuyên truyền sâu rộng

Kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu: Xử lý nghiêm, tuyên truyền sâu rộng

(GLO)- Từ nay đến cuối tháng 9-2023, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Gia Lai sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm phục vụ Tết Trung thu. Việc kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm vi phạm, đồng thời lồng ghép tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP).
Hoa Đà Lạt và hành trình chinh phục thị trường quốc tế

Hoa Đà Lạt và hành trình chinh phục thị trường quốc tế

Sản xuất hoa là một trong các ngành hàng chủ lực với tiềm năng phát triển lớn, có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng và tạo sự khác biệt, lợi thế cạnh tranh với các vùng sản xuất khác trong nước. Tại TP Đà Lạt, được coi là trung tâm sản xuất hoa tươi hàng đầu cả nước, địa phương đang tiếp tục thúc đẩy các giải pháp để ngành hoa phát triển bền vững.
Khởi động thị trường bánh Trung thu

Khởi động thị trường bánh Trung thu

(GLO)- Cách đây 2 tuần, thị trường bánh phục vụ Tết Trung thu đã bắt đầu khởi động. Năm nay, cùng với các dòng sản phẩm truyền thống, nhiều nhà sản xuất đã ra mắt đa dạng chủng loại bánh từ bình dân đến cao cấp nhằm phục vụ nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.
Gia Lai tưng bừng khuyến mãi kích cầu tiêu dùng dịp lễ 2-9

Gia Lai tưng bừng khuyến mãi kích cầu tiêu dùng dịp lễ 2-9

(GLO)- Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, mặt bằng giá cả thị trường tăng cao, để kích cầu tiêu dùng trong dịp nghỉ lễ, hàng loạt chương trình ưu đãi đặc biệt như giảm giá trực tiếp trên sản phẩm đã được các cửa hàng thời trang, điện máy, siêu thị triển khai nhằm giúp người tiêu dùng mua sắm tiết kiệm nhất.