Chế độ ăn cho phụ nữ tuổi 40

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phụ nữ bước vào tuổi 40 rất dễ nhận thấy một số thay đổi trên cơ thể như: tăng cân, thêm mỡ ở bụng, lưng...

Theo các chuyên gia y tế, chỉ cần một chút điều chỉnh trong chế độ ăn, chị em có thể tránh được nguy cơ bệnh tật.

 

 

Tăng cường can xi. Theo trang Prevention, để có được lượng can xi thiết yếu nhằm phòng tránh nguy cơ loãng xương, nên bổ sung vào chế độ ăn sữa chua, pho mát, sữa tươi và các loại hạt.

Ăn nhiều protein. Khối lượng cơ thường mất đi khi lớn tuổi, do đó bổ sung protein là điều cần thiết. Phụ nữ 40 tuổi cần thêm thịt gà, cá, các loại hạt giàu protein như đậu lăng, đậu nành và các loại đậu khác.

Giảm muối. Thói quen ăn mặn dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp. Vì thế, bạn nên lập tức cắt giảm các loại thực phẩm có nhiều muối.

Ăn cá. Chế độ ăn giàu a xít béo omega-3 đã được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, hãy ăn nhiều hơn các loại cá giàu omega-3 như cá hồi (ảnh), cá thu, cá mòi, cá trích. Ngoài ra, cá và dầu cá là những nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời.

Ngũ cốc nguyên hạt. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người ăn kiêng với các loại ngũ cốc nguyên hạt ít bị béo bụng hơn so với những người chỉ ăn các loại ngũ cốc đã tinh chế.

Ăn nhiều rau. Một số nghiên cứu đã chỉ ra ăn nhiều rau, đặc biệt là các loại rau lá xanh, làm giảm nguy cơ bị suy giảm trí nhớ và nhận thức.

Bổ sung đậu nành. Giàu chất estrogen thực vật, đậu nành giúp giảm triệu chứng bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh, giúp giảm các nguy cơ bệnh tim mạch và loãng xương.

Tránh ăn tối muộn. Theo nghiên cứu của Đại học Pennsylvania năm 2017, những người có thói quen ăn muộn thường có khối lượng cơ thể, nồng độ cholesterol và insulin cao hơn so với những người ăn sớm. Chính những yếu tố này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường và bệnh tim.

Hạ Yên/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.