Chấn chỉnh tình trạng Hội đồng trường đại học hoạt động kém hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hiện nay, nhiều hội đồng trường đại học có sự tham gia là người ngoài, trong đó nhiều người không am hiểu về giáo dục đại học, văn hóa trường hoặc không có thời gian, tâm huyết đóng góp.

Ngày 11/11, Văn phòng Chính phủ ban hành Văn bản số 8268/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc xử lý thông tin báo nêu một số hạn chế, bất cập về hội đồng trường của một số cơ sở giáo dục đại học.

Cụ thể, hạn chế phổ biến của nhiều hội đồng trường đại học hiện nay là sự tham gia không thực chất của các thành viên, đặc biệt là người ngoài. Nhiều người không am hiểu về giáo dục đại học, văn hóa trường hoặc không có thời gian, tâm huyết đóng góp.

Những người này chỉ để lấy tiếng và tham gia để đủ thành phần, thậm chí thường vắng mặt, không đưa ra ý kiến chiến lược. Trong khi đó, thành viên nội bộ ngại đưa ra ý kiến trái chiều vì sợ mất lòng lãnh đạo hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân.

Hạn chế nữa là việc chọn thành phần hội đồng trường theo cơ cấu tỷ lệ hơn là dựa vào năng lực và kinh nghiệm. Một số người được đưa vào hội đồng trường không phải vì họ có khả năng đóng góp cho sự phát triển của trường mà vì họ thuộc cơ quan chủ quản hoặc có quan hệ thân thiết với các lãnh đạo nhà trường.

Chính điều này làm cho nhiều hội đồng trường mất đi tính thực quyền và tính độc lập, do các thành viên không đủ khả năng đưa ra các quyết định mang tính chiến lược cho sự phát triển của nhà trường. Thêm nữa, quyền hạn của hội đồng trường chưa thật rõ ràng.

Sau khi xem xét thông tin phản ánh, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, đánh giá việc thực hiện chủ trương của Đảng và quy định pháp luật về hội đồng trường của cơ sở giáo dục đại học; khẩn trương có biện pháp chấn chỉnh đối với các cơ sở giáo dục đại học chưa thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật, để xảy ra tình trạng hội đồng trường tồn tại hình thức, hoạt động kém hiệu quả; kịp thời báo cáo và đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền đối với những vấn đề mới phát sinh, vượt thẩm quyền hoặc cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan.

Theo Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Chú trọng nâng cao ý thức phòng-chống cháy nổ trong trường học

Chú trọng nâng cao ý thức phòng-chống cháy nổ trong trường học

(GLO)- Để phòng ngừa cháy nổ, các trường THPT trên địa bàn thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư lắp đặt thiết bị, xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy (PCCC) theo quy định và tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng phó khi có sự cố cháy nổ xảy ra cho đội ngũ giáo viên và học sinh.

"Bữa sáng yêu thương" do Đoàn phường Cheo Reo triển khai đã giúp các em học sinh nghèo thêm yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần. Ảnh: V.C

Mang "Bữa sáng yêu thương" đến với học sinh nghèo

(GLO)- Những “Bữa sáng yêu thương” do tuổi trẻ phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai tại 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Hoa Hồng đã và đang lan tỏa tình yêu thương, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, tiếp tục gắn bó với trường lớp.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.