Cha đẻ gạo ngon nhất thế giới 'đau đầu' vì 'ai cũng chỉ đạo làm ST25'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi được vinh danh, Anh hùng lao động Hồ Quang Cua cho biết chưa bao giờ có cảm giác thoải mái, thay vào đó phải chịu nhiều áp lực ghê gớm.
 
Anh hùng lao động Hồ Quang Cua chia sẻ với Tuổi Trẻ Online chiều 1-2 - Ảnh: KHẮC TÂM
Chiều 1-2, sau khi dạo một vòng khu khảo nghiệm lúa giống tại thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, ông Hồ Quang Cua chia sẻ sau khi gạo ST25 đoạt giải gạo ngon nhất thế giới, ông chịu áp lực ghê gớm, nhiều đêm không ngủ được.
"Đối với nhiều người, sau khi thành công việc nào đó, người ta nghĩ đến những chuyện lớn lao hơn. Còn tôi thì không, đau khổ lắm" - ông Cua trải lòng.
"Cha đẻ" gạo ngon nhất thế giới cho biết sau ngày được vinh danh, từ trên xuống dưới đều "chỉ đạo" phát triển giống lúa ST25.
"Nhưng đâu phải muốn nhanh là được. Gần 30 năm qua, tôi đã dành nhiều tâm huyết, không có bất cứ điều kiện gì để có thành quả như hôm nay. Bây giờ tiếp tục giao nhiệm vụ lớn lao này, ai mà lãnh cho nổi" - ông Cua chia sẻ.
Ông Cua cho biết năm vụ sản xuất giống lúa thơm liên tiếp đều bị "lên bờ xuống ruộng", huề vốn. Tuy nhiên ông vẫn động viên vợ con tiếp tục đeo đuổi, cảm thông.
"Tiền để lại cho con chưa chắc đã tốt. Tài sản của tôi là thành quả nghiên cứu lúa thơm. Đây là cái tôi để lại cho đời nên đã mạnh dạn làm" - ông Cua nói.
Trước câu hỏi có doanh nghiệp muốn ngỏ ý mua quyền sở hữu hai giống ST24 và ST25, ông Cua cho biết đối với một giống lúa có tầm vóc phổ canh tác rộng rãi trên phạm vi cả nước nên chăng phải thuộc sở hữu quốc gia để có điều kiện phát triển rộng rãi.
Qua đó, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có thể điều phối phát triển, nhằm mục đích nâng cao giá trị hạt gạo của Việt Nam.
Ông Cua cho biết thời gian qua có nhiều đoàn quan chức, doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất của Thái Lan đăng ký tham quan trại lúa giống, làm việc nhưng ông đều từ chối.
Gần 30 năm lai tạo, nghiên cứu lúa thơm, hiện ông đã có 6 giống được đặc cách công nhận giống lúa quốc gia, gần nhất là ST25.
Khắc Tâm (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.