Cây cầu nhỏ, ý nghĩa lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Với địa hình phức tạp và có nhiều khe suối, vào mùa mưa lũ, nhiều làng trên địa bàn xã Kon Pne (huyện Kbang, Gia Lai) thường xuyên bị cô lập. Vì vậy, khi chiếc cầu treo nối làng Kon Ktonh với trung tâm xã hoàn thành, dân làng ai nấy đều vui mừng, phấn khởi. Ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, sinh hoạt, bảo đảm an toàn giao thông, cây cầu này còn góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Ngày 25-3, tại làng Kon Ktonh, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn phối hợp với nhóm công tác xã hội “GL” TP. Hồ Chí Minh và Huyện Đoàn Kbang đã khánh thành và bàn giao công trình hạ tầng nông thôn-cầu dân sinh.
 Cắt băng khánh thành cầu treo qua làng Kon Ktonh (xã Kon Pne, huyện Kbang). Ảnh: Hà Phương
Cắt băng khánh thành cầu treo qua làng Kon Ktonh (xã Kon Pne, huyện Kbang). Ảnh: Hà Phương
Chị Hà Thị Giang Thảo-Phó Bí thư Tỉnh Đoàn: “Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn rất vui mừng khi đã kết nối được với các Mạnh Thường Quân để cùng đến vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn giúp đỡ người dân. Cầu Kon Pne là công trình ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; chào mừng đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VII (2019-2024). Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục kết nối, vận động các nhà hảo tâm để giúp đỡ những buôn làng còn khó khăn”. 

Sau gần 4 tháng thi công, cầu treo xã Kon Pne đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Cầu có tổng mức đầu tư trên 450 triệu đồng, trong đó nhóm công tác xã hội “GL” TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ 200 triệu đồng, chính quyền địa phương đầu tư 250 triệu đồng từ nguồn vốn xây dựng cơ bản. Ngoài ra, người dân địa phương tham gia góp gỗ làm cầu trị giá 15 triệu đồng. Cầu treo có chiều dài 50 m, có móng trụ tháp bằng bê tông cốt thép, phục vụ nhu cầu đi lại của 164 hộ dân của làng Kon Ktonh.
Ông Trần Hữu Trí-Bí thư Quận ủy quận 12 (TP. Hồ Chí Minh), đại diện nhóm công tác xã hội “GL”-cho biết: “Chúng tôi rất vui khi đến dự lễ khánh thành cầu dân sinh tại xã Kon Pne. Cách đây 2 năm, khi đoàn đến đây tặng quà, khám bệnh và phát thuốc cho người dân, lãnh đạo xã có giới thiệu về hiện trạng cây cầu này và mong đoàn góp sức làm cây cầu mới. Sau gần 4 tháng thi công, giờ đây xã đã có cây cầu mới, chắc chắn, giúp cho người dân thuận tiện trong giao thông, vận chuyển nông sản, các cháu học sinh đi học được an toàn”.
Thay mặt chính quyền địa phương, ông Đinh Liunh-Chủ tịch UBND xã Kon Pne-vui mừng cho biết: “Dân làng Kon Ktonh nói riêng và xã Kon Pne nói chung rất phấn khởi vì trước đây xe cộ không thể qua được cây cầu này, giờ thì thuận lợi hơn nhiều rồi. Có cầu mới, việc sản xuất, vận chuyển nông sản sẽ dễ dàng hơn, học sinh không còn phải nghỉ học mỗi đợt mưa lũ nữa”. Đứng trên cây cầu mới, ông Hiên (làng Kon Ktonh) nở nụ cười sảng khoái: “Sau nhiều năm chờ đợi, cuối cùng niềm mơ ước của chúng tôi đã trở thành hiện thực. Vậy là từ giờ trở đi, chúng tôi không còn rùng mình mỗi lần di chuyển qua chiếc cầu tre chòng chành, xập xệ để qua sông nữa”.
Ông Nguyễn Văn Dũng-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang-chia sẻ: “Lâu nay, bà con làng Kon Ktonh khi qua sông suối đến trung tâm xã gặp rất nhiều khó khăn do chỉ có cầu tạm. Thời gian qua, với sự vận động của Tỉnh Đoàn, nhóm công tác xã hội “GL” TP. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ địa phương xây dựng cây cầu này. Thay mặt huyện nhà, tôi đánh giá rất cao tinh thần tương thân tương ái dành cho vùng sâu, vùng xa. Cây cầu tuy nhỏ nhưng mang ý nghĩa rất lớn. Với tinh thần đó, chúng tôi rất mong muốn trong thời gian tới Tỉnh Đoàn tiếp tục phối hợp với nhiều nhóm công tác xã hội trên toàn quốc để chung tay giúp đỡ các xã vùng khó, cải thiện và nâng cao cuộc sống của người dân, thu hẹp khoảng cách giữa vùng sâu và vùng thuận lợi”.
 HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

(GLO)- Được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16-11-1988 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch), di tích thắng cảnh Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) hàng năm thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Gắn kết nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

Kết nghĩa với các buôn làng: Thắt chặt nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với phương châm “phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, linh hoạt tùy theo điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đoàn thể, đơn vị”, chương trình kết nghĩa với các làng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn TP. Pleiku đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.