Câu cá sông Ba

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, những lần tôi xuống xã Yang Trung (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) công tác thường nhằm vào dịp nông nhàn chờ trỉa hạt, độ tháng 2, tháng 3. Những ngày rảnh, tôi lại đến nhà của người anh kết nghĩa Đinh Bôi. Anh Bôi vốn là người đã từng trải, mưu sinh ở rừng, sông suối nên rất rành những dụng cụ săn bắt cá.

Một sáng, anh ngồi cột lại những sợi cước và sửa mớ cần câu để chuẩn bị tuần lễ... ngủ bờ sông để đánh bắt cá. Tôi theo chân anh, điểm đến là chân thác Ia Rung (thường gọi là sa khổng lồ ở huyện Kông Chro). Thác nước từ trên cao dội xuống, bung lên khối sương mù trắng xóa một đoạn sông. Bên dưới thác là những hố nước trong xanh-nơi có rất nhiều cá trú ngụ. Hai bên bờ, những bãi đá, cát bằng phẳng, cây cối vươn cành che tán sà ra mặt nước. Chúng tôi chọn một hang đá rộng rãi làm chỗ trú. Khi ráng chiều như dát vàng trên mặt sông, chúng tôi vác cần câu lên đường đến những điểm để đặt câu mà anh Bôi đã chọn. Anh giương cần câu dài chừng 3 sải tay cắm xuống khe đã chèn đá kỹ lưỡng. Trên đầu cần mắc chiếc lục lạc nhỏ để báo hiệu khi cá đớp mồi. Mồi câu là nhái con hoặc giun còn sống. Giữa đoạn cước, anh cài khóa bằng một chiếc tăm làm máy, được mắc vào một đoạn cây hình chữ U cắm ngược sâu xuống lòng đất.

Khi cá cắn câu kéo sợi cước tuột khỏi cây tăm, cần câu tự bật lên cá dính câu, lục lạc đầu cần reo lên. Những con cá lớn mắc câu thường quẫy mình mạnh nên tiếng kêu lục lạc càng reo to; những con lươn, con chình thì chỉ ghì cần là chính nên tiếng lục lạc rung lên từng đợt. Còn những chú cá nhỏ không kéo cần xuống sâu mà chỉ lượn lờ gần mặt nước thì tiếng rung cũng đều đặn và nhẹ nhàng hơn. Nhờ tiếng rung của lục lạc mà anh Bôi biết được cá đã mắc câu lớn hay nhỏ.

Ngư dân đánh bắt cá trên sông Ba. Ảnh: Lê Anh

Ngư dân đánh bắt cá trên sông Ba. Ảnh: Lê Anh

Dưới ánh trăng, chúng tôi quây quần bên bếp lửa vừa nướng cá vừa lắng nghe tiếng lục lạc reo. Những con cá dông (họ tràu) to bự chừng vài ký giãy giụa, uốn cần câu cong vút rồi thả ra, lục lạc rung liên hồi rất vui tai.

Trời về khuya, cá đi rong nhiều hơn. Anh Bôi thả câu giăng, lưỡi câu được cột vào cọng cước từng chùm, so le chừng mươi lưỡi một chùm và cột vào một sợi dây cước lớn dài 50-60 m, cách quãng chừng vài gang tay, móc mồi giun. Tôi đang loay hoay không biết anh Bôi làm sao giăng câu giữa hồ nước rộng mênh mông như thế. Tôi đoán anh sẽ cởi quần áo và bơi để thả câu sang bờ bên kia. Nhưng không, anh dùng chiếc ná cột sợi cước vào đầu mũi tên, đứng bờ bên này bắn sang bờ bên kia, rồi anh đi vòng sang bờ bên kia cột sợi cước vào một ống tre khô thả lửng trên mặt nước. Khi cá bơi lội mắc phải lưỡi câu hoặc cắn mồi mắc lại, đến sáng thu câu về chỉ cần đứng bờ bên này kéo về cả cá và cước câu. Những lúc cá dính câu nhiều phải cần đến 2 người kéo phụ. Qua một đêm, cả anh Bôi và tôi thu về hàng rổ cá đủ loại.

Có trải qua một đêm ở núi rừng, sông suối mới cảm nhận hết những điều kỳ thú mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Bình minh vừa ửng, tôi phải từ giã anh Bôi để về đi làm. Anh Bôi nhoẻn miệng cười thật tươi trao cho tôi 2 gắp cá nướng vàng ươm và dặn: “Mai mốt chú rảnh về đi với mình. Sông này còn nhiều chỗ có cá lắm”.

Đã gần 40 năm trôi qua, tôi mới có dịp trở lại khúc sông xưa. Cảnh vật thay đổi nhiều quá. Thác Ia Rung hùng vĩ kia không còn nước, những hố nước đã khô cạn, bãi đá năm xưa nằm trơ gan cùng mưa nắng. Tôi lặng người hoài niệm về một đêm trăng sáng, tiếng lục lạc như còn reo mãi trong tôi.

Có thể bạn quan tâm

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Từ sáng sớm ngày 2-11, nhiều du khách gần xa đã có mặt tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai) để đón xem Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh năm 2024. Không khí "trẩy hội" nơi biên giới vô cùng rộn ràng, náo nhiệt. Dưới đây là một số hình ảnh P.V Báo Gia Lai ghi nhận được.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

(GLO)- Nhờ triển khai thực hiện nghiêm nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, thời gian qua, Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) đã đạt được những thành tích nổi bật và khẳng định năng lực lãnh đạo toàn diện trên các mặt công tác.

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

(GLO)- Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã tập trung nguồn lực hỗ trợ sinh kế, nhà ở và tạo việc làm cho người nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội.

Phú Thiện quyết tâm về đích nông thôn mới vào năm 2025

Phú Thiện quyết tâm về đích nông thôn mới vào năm 2025

(GLO)- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020-2025) đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện nông thôn mới. Trên cơ sở mục tiêu đề ra, huyện đã huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới và đạt được những kết quả khả quan.

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Nhằm triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh đã thành lập các tổ cộng đồng theo dõi, giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo.

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

(GLO)- Chòm râu dài, ánh mắt sáng, dáng người khỏe khoắn, nhanh nhẹn là ấn tượng của chúng tôi khi gặp già làng Rơ Lan Vọng, người được xem là “điểm tựa” của làng Ngo Le (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).