Cậu bé Rơ Mah Tú hạnh phúc trong ngôi nhà mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Thiếu vắng hơi ấm của cha từ nhỏ, đến ngày 27-8 vừa qua, em Rơ Mah Tú (làng Nú 2, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) mới cảm nhận được tình cảm này. Em được Đồn Biên phòng Ia Chía nhận làm “Con nuôi Đồn Biên phòng” và đón về nuôi tại tổ công tác địa bàn của đơn vị tại làng Beng.

Căn phòng dành cho Tú khá rộng rãi và được cán bộ Đồn Biên phòng Ia Chía chuẩn bị đầy đủ với giường ngủ, chăn màn, bàn học, tủ quần áo, kệ sách...Lần đầu tiên được sở hữu một căn phòng riêng, ánh mắt cậu bé 10 tuổi luôn lấp lánh niềm vui. Còn chị Rơ Mah Hem (mẹ của Tú) rưng rưng xúc động khi ghé thăm nơi ăn, ở mà đơn vị sắp xếp, bố trí cho con trai.

Đồn Biên phòng Ia Chía nhận em Rơ Mah Tú (làng Nú 2) làm "Con nuôi Đồn Biên phòng" từ năm học 2024-2025. Ảnh: P.D

Đồn Biên phòng Ia Chía nhận em Rơ Mah Tú (làng Nú 2) làm "Con nuôi Đồn Biên phòng" từ năm học 2024-2025. Ảnh: P.D

Chị Hem là mẹ đơn thân. Do sức khỏe yếu nên chị Hem chỉ quanh quẩn ở nhà, trồng, chăm sóc 5 sào điều phía sau vườn nên cuộc sống của hai mẹ con còn nhiều khó khăn. Khi được cán bộ Đồn Biên phòng Ia Chía đề nghị nhận Tú làm con nuôi, chăm sóc và nuôi dưỡng đến khi Tú học xong THCS, chị đã không ngần ngại mà đồng ý ngay. Bởi chị hoàn toàn tin tưởng Bộ đội Biên phòng. Chị muốn gửi gắm cậu con trai duy nhất, nhờ bộ đội nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ để trưởng thành khỏe mạnh, trở thành người có ích.

Để cậu con nuôi nhanh chóng thích nghi với cuộc sống ở môi trường mới, đơn vị đã phân công cán bộ trực tiếp giúp đỡ, quản lý, kèm cặp, hướng dẫn và chăm sóc. Đồng thời, thường xuyên giữ mối liên hệ với gia đình, chính quyền địa phương và nhà trường để nắm tình hình học tập, rèn luyện cũng như tâm tư, tình cảm.

Đại úy Rơ Mah Thiết-Nhân viên trinh sát của Đồn Biên phòng Ia Chía- “cha nuôi” trực tiếp chăm sóc Tú chia sẻ: “Cháu khá dạn dĩ nên chỉ vài ngày đã quen với môi trường, cuộc sống mới. Đơn vị đã mua sắm đầy đủ quần áo, sách vở, đồ dùng học tập để cháu sẵn sàng bước vào năm học mới. Năm học này, cháu học lớp 5 tại Trường Tiểu học Cù Chính Lan”.

Đón nhận tình cảm mà các “cha nuôi” Đồn Biên phòng Ia Chía dành cho mình, Tú nhẹ nhàng nói: “Con được các chú mua cho rất nhiều quần áo, đồ dùng mới đều là những thứ con thích. Con sẽ cố gắng học tập thật tốt, mai sau cũng trở thành bộ đội như các chú”.

Trước khi nhận nuôi cậu bé Rơ Mah Tú, đơn vị đã nhận nuôi 2 “Con nuôi của Đồn Biên phòng”, gồm: Rơ Lan Tuen, (làng Nú 1) và Ksor Hội (làng Bang). Cả hai đã tốt nghiệp THCS. Theo quy định của chương trình, đơn vị đã bàn giao 2 “Con nuôi Đồn Biên phòng” về lại gia đình và chuyển sang chương trình “Nâng bước em đến trường”, mỗi tháng hỗ trợ 500 ngàn đồng/em.

Đại úy Rơ Mah Thiết trực tiếp kèm cặp, hướng dẫn, giúp đỡ "Con nuôi Đồn Biên phòng" từ việc ăn, ở, sinh hoạt đến học tập. Ảnh: P.D

Đại úy Rơ Mah Thiết trực tiếp kèm cặp, hướng dẫn, giúp đỡ "Con nuôi Đồn Biên phòng" từ việc ăn, ở, sinh hoạt đến học tập. Ảnh: P.D

Tiếp tục triển khai, duy trì Chương trình “Con nuôi Đồn Biên phòng”, năm học 2024-2025, đơn vị chủ động phối hợp với các làng và trường Tiểu học, THCS trên địa bàn để khảo sát, lựa chọn đối tượng nhận nuôi. Ông Kpuih Đên-Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Nú 2-cho hay: “Cháu Tú là con của hộ nghèo trong làng. Mẹ Tú sức khỏe yếu nên sợ không theo sát chăm sóc, quản lý được con đang tuổi ăn, tuổi lớn. Vì vậy, khi bộ đội khảo sát và nhận cháu làm con nuôi, gia đình, người làng đều mừng. Dân làng cũng mong chương trình được đơn vị duy trì lâu dài và nếu được có thể nhận nuôi thêm nhiều cháu có hoàn cảnh khó khăn hơn nữa”.

Chương trình “Con nuôi Đồn Biên phòng” được các Đồn Biên phòng trực thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai từ năm 2019 đến nay. Đây là hoạt động mang tính nhân văn, thể hiện tình cảm, trách nhiệm và sự tri ân của Bộ đội Biên phòng tỉnh với nhân dân trên khu vực biên giới.

Trao đổi với P.V, Thiếu tá Hoàng Long-Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Ia Chía cho biết: “Chương trình nhằm đồng hành, giúp đỡ các cháu học sinhhoàn cảnh khó khăn nhưng hiếu học có thêm điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, học tập để phát triển toàn diện, sau này trở thành những công dân có ích cho gia đình, xã hội. Thông qua chương trình, đơn vị cũng mong muốn củng cố và tăng cường tình đoàn kết gắn bó với quần chúng nhân dân trên khu vực biên giới, chung sức xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc”.

Có thể bạn quan tâm

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 29-10, Cục Quản lý thị trường Gia Lai phối hợp với Cơ sở sản xuất nước chấm Tương Việt Hoa Sen Tây Nguyên tổ chức trao mô hình sinh kế và khánh thành bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-10, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh Gia Lai, Hội CTĐ huyện Chư Sê phối hợp với Hội CTĐ cụm thi đua số 1 (trực thuộc Hội CTĐ TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình công tác xã hội nhân đạo, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng và tặng quà cho học sinh khó khăn trên địa bàn huyện Chư Sê.

Vợ chồng nghèo cưu mang cháu bé bị bỏ rơi

Vợ chồng nghèo cưu mang cháu bé bị bỏ rơi

(GLO)- Tuy gia cảnh nghèo khó nhưng vợ chồng anh Rơ Lan Ky (SN 1991), chị Kpuih Krak (SN 1994, ở làng Grôn, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vẫn mở rộng vòng tay cưu mang bé gái bị bỏ rơi. Đã hơn 3 năm trôi qua, họ vẫn chăm bẵm nuôi nấng cháu bé như con mình.

Đã nghèo còn gặp tai ương

Đã nghèo còn gặp tai ương

(GLO)- Ở tuổi 60, ông Võ Văn Nhị (thôn Tiên Sơn 1, xã Tân Sơn, TP. Pleiku) vẫn phải lặn lội hàng chục cây số để làm thợ hồ. Rồi tai ương bất ngờ ập đến sau vụ sập giàn giáo. Tuy giữ được mạng sống nhưng ông Nhị phải nằm liệt ở bệnh viện, cuộc sống gia đình đã cơ cực nay lại càng thêm khó.