Cậu bé 10 tuổi bị trâu húc vỡ ruột non

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi nhập viện, thành bụng của cậu bé 10 tuổi không có vết thương nhưng có tổn thương ở bên trong khiến bụng lồi lên một cục.

Giàng A Củ bị trâu húc lòi ruột
Giàng A Củ bị trâu húc lòi ruột



Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái vừa điều trị cho trường hợp em Giàng A Củ (10 tuổi, thôn Tu Sang, xã Nậm Có, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái) bị trâu húc lòi ruột.

Bác sĩ Trần Quang Mạnh (khoa Ngoại, bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, người điều trị trực tiếp cho Giàng A Củ) cho biết, ngày 9-7 bệnh viện tiếp nhận một trường hợp bé trai 10 tuổi bị trâu húc vào bụng. Khi nhập viện, thành bụng bệnh nhân không có vết thương nhưng có tổn thương ở bên trong khiến bụng lồi lên một cục.

Theo gia đình bệnh nhân, nghỉ hè, Giàng A Củ giúp bố mẹ chăn trâu chẳng may bị trâu húc phải. Ngay sau khi tai nạn xảy ra, gia đình đã đưa em xuống bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ.

Các bác sĩ chẩn đoán chấn thương bụng, vỡ ruột non do áp lực mạnh, có dịch tiêu hóa vào ổ bụng. Bệnh nhân được chỉ định mổ ngay. “Do áp lực của trâu húc nên bất cứ chỗ nào trong ổ bụng cũng có thể bị chấn thương. Đây là trường hợp mổ bẩn, thành bụng bị tổn thương”- bác sĩ Mạnh cho biết.

Sau mổ được 2-3 ngày vết mổ có dịch nên Giàng A Củ được các bác sĩ chăm sóc, kiểm tra lại vết mổ. Đến ngày 21-7, tình trạng bệnh nhân cơ bản ổn định, bệnh nhân được ra viện. Tuy nhiên, bác sĩ Mạnh cho biết, trường hợp bị trâu húc vào bụng có thể để lại di chứng như nguy cơ dính, tắc ruột sau này. Vì vậy các bác sĩ phải hướng dẫn bệnh nhân và người nhà cách chăm sóc, ăn uống sau này.

Theo bác sĩ Mạnh, trâu húc người là trường hợp rất hay gặp ở khu vực miền núi. Hiện tại, khoa Ngoại đang điều trị cho bệnh nhân bị trâu húc tổn thương bộ phận sinh dục.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.