Cấp giấy phép môi trường cho 2 cơ sở khám chữa bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký quyết định cấp giấy phép môi trường cho 2 cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố Pleiku là Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai và Bệnh viện 331.

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp vừa ký quyết định cấp Giấy phép môi trường số 623/GPMT-UBND cho Công ty TNHH Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai​ (địa điểm hoạt động số 236A Lê Duẩn, phường Trà Bá, TP. Pleiku) và quyết định cấp Giấy phép môi trường số 585/GPMT-UBND để Bệnh viện 331 được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án Xây dựng Bệnh viện 331 (818 đường Phạm Văn Đồng, phường Yên Thế, TP. Pleiku).

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đang nỗ lực hoàn thiện các hạng mục cuối cùng để triển khai hoạt động vào cuối năm 2023. Ảnh: Hà Duy
Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đang nỗ lực hoàn thiện các hạng mục cuối cùng để triển khai hoạt động vào cuối năm 2023. Ảnh: Hà Duy

Dự án Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai​ có tổng diện tích 30.800 m2 (trong đó, diện tích xây dựng công trình là gần 9.730 m2; diện tích đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật khác là 615 m2; diện tích đất giao thông, sân bãi là 10.935 m2; diện tích đất cây xanh là 9.520 m2). Dự án có tổng vốn đầu tư 450 tỷ đồng với quy mô 300 giường bệnh. Còn dự án Bệnh viện 331 có tổng diện tích là 36.731 m2 (trong đó, diện tích xây dựng công trình là 6.950 m2; diện tích đất giao thông, sân bãi hơn 10.246 m2; diện tích đất cây xanh, thảm cỏ hơn 16.352 m2, còn lại là đất dự phòng). Dự án có tổng vốn đầu tư 300 tỷ đồng với quy mô 200 giường bệnh.

Theo Giấy phép, các dự án này được phép xả nước thải, xả khí thải ra môi trường và thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường theo đúng quy định; bảo đảm giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các chủ đầu tư chỉ được phép thực hiện các nội dung cấp phép sau khi đã hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường tương ứng; vận hành thường xuyên, đúng quy trình các công trình xử lý chất thải bảo đảm chất thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; chịu trách nhiệm trước pháp luật khi chất ô nhiễm, tiếng ồn, độ rung không đạt yêu cầu cho phép và phải dừng ngay việc xả khí thải, phát sinh tiếng ồn, độ rung để thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của pháp luật.

Thời hạn giấy phép của 2 đơn vị là 10 năm kể từ ngày cấp.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.