Cảnh báo tình trạng giả mạo website, mạng xã hội chính thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mới đây, một cá nhân giả mạo website của Báo Đà Nẵng điện tử đã bị xử phạt 10 triệu đồng. 

Trước đó, Báo Đã Nẵng đã có công văn gửi Sở Thông tin và Truyền thông TP. Đà Nẵng về việc phát hiện website có thiết kế giao diện và tên gọi trùng với tên của Báo Đà Nẵng điện tử.  

Qua xác minh, Sở Thông tin và Truyền thông TP. Đà Nẵng đã phát hiện ông Đ.V.H. đã mạo danh tổ chức để đăng ký tên miền, sử dụng tên miền baodanang.net trùng với tên miền của Báo Đà Nẵng. Sở cũng tiến hành lập biên bản xử phạt hành chính 10 triệu đồng và yêu cầu thu hồi tên miền vi phạm.

Đây không phải lần đầu tiên một tờ báo chính thống bị giả mạo. Trước đó, vào tháng 8-2022, Báo Tiền Phong điện tử cũng bị “nhái” thiết kế giao diện, măng set, thông tin, địa chỉ liên hệ với tên miền baotienphong.net. Nghiêm trọng hơn, khi người dùng bấm vào một số tin bài và các chuyên mục trên trang web giả mạo sẽ bị điều hướng về đúng các tin, bài, chuyên mục của Báo Tiền Phong điện tử tại địa chỉ tên miền chuẩn của Báo là tienphong.vn.

Không chỉ giả mạo các trang báo chính thống, gần đây, tình trạng giả mạo các trang mạng xã hội giả mạo lực lượng công an nhằm tạo uy tín về thông tin hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.  Cụ thể, các đối tượng thường lợi dụng các trang mạng xã hội giả mạo để thực hiện ý đồ xấu, thực hiện hành vi phạm tội như lừa đảo chiếm đoạt tài sản; bôi nhọ danh dự Đảng, Nhà nước, lực lượng Công an nhân dân… Trong đó, các đối tượng thường giả mạo Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an, Báo điện tử Công an nhân dân để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; thu thập thông tin cá nhân người dân trái phép, như thông tin căn cước công dân, số điện thoại, tài khoản ngân hàng. Mạo danh cơ quan, đơn vị công an để mua bán trang phục công an nhân dân, công cụ hỗ trợ, thiết bị phòng cháy, chữa cháy không đủ tiêu chuẩn; quảng cáo hàng cấm, hàng giả, hàng nhái…

Các đối tượng còn lợi dụng uy tín của lực lượng công an để chia sẻ bài viết từ trang thông tin điện tử không phép nhằm thu lời từ quảng cáo; phát tán thông tin “giật tít, câu like”; sử dụng ngôn từ, hình ảnh phản cảm, lan truyền thông tin xấu độc, sai sự thật trên không gian mạng, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân…

Được biết, thời gian qua lực lượng An ninh mạng và phòng-chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phát hiện gần 400 trang mạng, tài khoản mạng xã hội (trên nền tảng Facebook, Youtube, Zalo, Tiktok, Instagram…) giả mạo, sử dụng tên, hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng của lực lượng công an nhân dân để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

PHƯƠNG VI (theo Báo Thanh Niên, Báo Tiền Phong, hcmcpv.org.vn)

Có thể bạn quan tâm

1 cá nhân tự ý san ủi hơn 5 ha đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý

1 cá nhân tự ý san ủi hơn 5 ha đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý

(GLO)- Ngày 12-12, ông Đinh Mạnh Phong-Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê cho biết: Ban đã có báo cáo gửi cơ quan chức năng về việc 1 cá nhân tự ý đào xới, san ủi đất thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị này ở 4 vị trí của tiểu khu 1049, xã Ayun, huyện Chư Sê với diện tích hơn 5 ha.