Cảnh báo một loại virus gây chết người gấp 75 lần virus Corona

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà khoa học cảnh báo, một căn bệnh sưng não gây chết người gấp 75 lần virus Corona có thể trở thành đại dịch tiếp theo. Đó là do virus Nipah, theo news.com.au.

 
 Một căn bệnh sưng não gây chết người gấp 75 lần virus Corona có thể trở thành đại dịch tiếp theo?- Ảnh: Shutterstock
Một căn bệnh sưng não gây chết người gấp 75 lần virus Corona có thể trở thành đại dịch tiếp theo?- Ảnh: Shutterstock


Virus Nipah là gì?

Virus Nipah gây ra căn bệnh sưng não khiến người mắc có thể hôn mê và tử vong chỉ trong vòng 2 ngày.

Các triệu chứng bao gồm đau đầu dữ dội, sốt, sưng não nghiêm trọng, co giật và nôn mửa, và mất phương hướng.

Các chuyên gia lo sợ rằng virus Nipah do dơi ăn quả gây ra sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng, có thể kích hoạt một đợt bùng phát đại dịch cực lớn toàn cầu.

Bệnh này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1999 tại Malaysia.


Các đợt bùng phát ở Nam Á và Đông Nam Á cho thấy virus này cực kỳ nguy hiểm, gây chết người với tỷ lệ cực cao, từ 40 đến 75%.

Theo Imperial College, tỷ lệ tử vong của Covid-19 là khoảng 1% - so với con số 40 đến 75%, thì virus Nipah sẽ gây chết người gấp nhiều lần Covid-19, theo news.com.au.

Nó cũng là 1 trong 16 tác nhân gây bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ưu tiên nghiên cứu và phát triển do có khả năng làm bùng phát đại dịch.

Loại virus này rất nguy hiểm, do thời gian ủ bệnh dài tới 45 ngày, có nghĩa là người bệnh có thể lây lan hơn cả tháng trước khi phát bệnh và điều nguy hiểm nữa là nó có khả năng lây nhiễm giữa các loài.

Virus Nipah cũng có tỷ lệ đột biến cao đặc biệt và các chuyên gia lo ngại rằng một chủng vi khuẩn thích nghi tốt hơn nhiều với bệnh nhiễm trùng ở người có thể lây lan nhanh chóng qua các quốc gia ở Đông Nam Á.


 

Các chuyên gia lo sợ rằng virus Nipah do dơi ăn quả gây ra sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng - Ảnh: Shutterstock
Các chuyên gia lo sợ rằng virus Nipah do dơi ăn quả gây ra sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng - Ảnh: Shutterstock


Và trong khi đại dịch Covid-19 đã tàn phá thế giới, giết chết gần 2,5 triệu người, thì nếu đại dịch tiếp theo xảy ra, tình hình có thể còn tồi tệ hơn nhiều.

Tiến sĩ Melanie Saville, giám đốc nghiên cứu và phát triển vắc xin tại tổ chức chuyên thúc đẩy sự phát triển vắc xin - CEPI, đã cảnh báo thế giới cần phải chuẩn bị cho “một đại dịch cực lớn” tiếp theo.

Virus Nipah lần đầu tiên lây nhiễm cho người chăn nuôi lợn ở Malaysia

Tiến sĩ Rebecca Dutch, nhà nghiên cứu virus hàng đầu, từ Đại học Kentucky (Mỹ), cho biết mặc dù hiện tại không có các đợt bùng phát Nipah trên thế giới, nhưng chúng xảy ra theo chu kỳ và “rất có thể” sẽ lặp lại, theo news.com.au.

“Nipah là một trong những loại virus hoàn toàn có thể gây ra đại dịch mới”, tiến sĩ Dutch nói.

Tiến sĩ Dutch cho biết, nhiều loại virus khác trong họ virus này có thể lây truyền mạnh giữa người với người, vì vậy có lo ngại rằng có thể xuất hiện một biến thể Nipah có khả năng lây truyền gia tăng.


Nipah có thể truyền qua thức ăn, cũng như khi tiếp xúc với chất bài tiết của người hoặc động vật.

Cho đến nay, Nipah lây lan khi tiếp xúc gần với người bị bệnh, đặc biệt là người bị bệnh đường hô hấp qua các giọt nhỏ, theo news.com.au.

 

Theo THIÊN LAN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.