Cẩn trọng với chiêu thức giả mạo tin nhắn thương hiệu để chiếm tài sản

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Khi nhận các tin nhắn nghi vấn, không rõ ràng, người tiêu dùng có thể gọi điện trực tiếp lên tổng đài chăm sóc khách hàng của các ngân hàng, tổ chức để kiểm tra lại thông tin.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.


Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, đã có nhiều người tiêu dùng bị các đối tượng giả mạo tin nhắn thương hiệu (SMS Brand Name) để phạm tội chiếm đoạt tài sản.

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), đây là thủ đoạn rất tinh vi và cần được người tiêu dùng nhận biết, quan tâm nhằm nâng cao cảnh giác để tự bảo vệ tài sản của chính mình, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi khối lượng giao dịch ngân hàng theo phương thức online là rất lớn.

Do đó, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người tiêu dùng cần kiểm tra kỹ nội dung tin nhắn nhận được, kể cả các tin nhắn thương hiệu từ ngân hàng, tổ chức… để phát hiện các tin nhắn giả mạo ngân hàng, tổ chức… không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung trong tin nhắn.

Thông thường website chính thức của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ được đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền và được đánh dấu an toàn bằng hình ổ khóa bên cạnh tên miền website (giao thức https).

Ngoài ra, khi nhận các tin nhắn nghi vấn, không rõ ràng, người tiêu dùng có thể gọi điện trực tiếp lên tổng đài chăm sóc khách hàng của các ngân hàng, tổ chức để kiểm tra lại thông tin hoặc nhờ những người có kinh nghiệm tư vấn; phản ánh các tin nhắn giả mạo tới ngân hàng, tổ chức và các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng nên thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập tài khoản Internet banking, Smartbanking và có biện pháp để quản lý, bảo mật các thông tin này.

Các chuyên gia cho biết SMS Brand Name là một hình thức tin nhắn thương hiệu, được các tổ chức, cá nhân đăng ký độc quyền tại các nhà mạng viễn thông và sử dụng làm dịch vụ gửi tin nhắn, gọi điện hàng loạt đến các khách hàng, để chăm sóc, quảng bá hình ảnh, thông báo nội dung, chính sách mới… đến khách hàng.

Theo nguyên tắc, khi tin nhắn, cuộc gọi Brand Name đã được đăng ký tại các nhà mạng thì các tổ chức, cá nhân khác không được phép đăng ký trùng tên thương hiệu.

Phương thức thủ đoạn lừa đảo phổ biến của các đối tượng là sử dụng số điện thoại bất kỳ như sim rác để phát tán nội dung lừa đảo. Hành vi lừa đảo này đã được cảnh báo, tuyên truyền đến người tiêu dùng bằng nhiều hình thức khác nhau.

Tuy nhiên thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo đã thay đổi phương thức, thủ đoạn là giả mạo tin nhắn, cuộc gọi thương hiệu của các ngân hàng, công ty điện lực… nguy hiểm hơn là các tin nhắn, cuộc gọi giả mạo này lại được lưu trữ cùng thư mục với các tin nhắn thương hiệu thật  của các ngân hàng trên điện thoại di động của người dùng.

Do đó, người dùng, khách hàng của các ngân hàng, công ty điện lực… sẽ rất dễ nhầm tưởng đây là thông báo chính thức từ các ngân hàng hay các cơ quan hữu quan.

Bằng nhiều nguồn khác nhau, sau khi có được thông tin khách hàng của các ngân hàng, tổ chức… các đối tượng sẽ gửi các tin nhắn, cuộc gọi giả mạo Brand Name đến khách hàng đó.

Trong nội dung các tin nhắn giả mạo này luôn kèm đường dẫn đến các trang web giả mạo do các đối tượng quản lý như các trang web này có tên gần giống với các trang web chính thức của ngân hàng, tổ chức… nên người dùng dễ lầm tưởng, mất cảnh giác.

Khi người dùng truy cập vào đường dẫn trong nội dung tin nhắn, hệ thống sẽ tự động hiển thị một trang web giả mạo, có giao diện, logo tương tự các website chính thức của ngân hàng, tổ chức và được yêu cầu điền các thông tin như: tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP...

Đáng lưu ý, khi có được các thông tin, các đối tượng sẽ kiểm soát được tài khoản chuyển tiền trực tuyến của khách hàng và thực hiện được các hành vi như chuyển khoản, mở thấu chi, topup thẻ tín dụng, đăng ký vay online…

Bằng các phương thức, thủ đoạn trên, thời gian qua, các đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều khách hàng với số tiền lớn, xảy ra tại nhiều địa phương trong cả nước.

Với phương thức phát tán tin nhắn Brand Name giả mạo ngân hàng, tổ chức..., khách hàng rất khó để phân biệt được thật giả. Ngoài ra, một số tổ chức đã gửi khuyến cáo về các hình thức lừa đảo để cảnh báo khách hàng của mình nhưng không phải người tiêu dùng nào cũng nhận được thông tin hay hiểu hết được mức độ tinh vi và nguy hiểm của những thủ đoạn trên.

Theo Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Ia Grai thu ngân sách vượt cao

Ia Grai thu ngân sách vượt cao

(GLO)- Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nên trong 9 tháng năm 2024, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) thu ngân sách theo phân cấp ước tính 117 tỷ đồng, đạt hơn 142% dự toán tỉnh giao, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước.

Gia Lai điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và năm 2024

Gia Lai điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và năm 2024

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành các quyết định về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và năm 2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thả gà ra để đuổi

Thả gà ra để đuổi

Những ngày qua, hàng trăm người dân ở xã Quỳnh Long và một số xã khác thuộc H.Quỳnh Lưu (Nghệ An) hoang mang khi nhận được tin báo nhóm người đứng ra huy động tiền của họ bằng hình thức cho vay lãi suất cao bất ngờ tuyên bố không còn khả năng trả nợ.

Gia Lai quy định về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng là tài sản công

Gia Lai quy định thẩm quyền mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ không phải tài sản công

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Công văn số 2410/UBND-KTTH về triển khai Nghị quyết số 89/2024/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ (không thuộc đối tượng là tài sản công) thuộc dự toán mua sắm áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.