Cẩn trọng khi mua hàng qua mạng!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chị Hồng Loan (một người bạn của tôi) ấm ức kể lại chuyện mua phải hàng giả trên mạng xã hội.

Chuyện là chị có quen một bạn ở Phú Yên, chuyên bán hàng thời trang, hóa-mỹ phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản. Sau vài lần mua, thấy hàng cũng ổn ổn nên chị có niềm tin với người bán. Một lần, người bạn đăng trên Facebook là tìm được một số thỏi son Guerlain Kississ xách tay giảm giá chỉ còn 300-350.000 đồng/thỏi (tùy màu).

Người mua cần cảnh giác khi mua hàng high-end qua các sàn thương mại điện tử. Ảnh: Hà Duy

Người mua cần cảnh giác khi mua hàng high-end qua các sàn thương mại điện tử. Ảnh: Hà Duy

“Thấy son Guerlain Kississ chỉ 300-350.000 đồng nên tôi cũng muốn mua về dùng. Khi nhận hàng, tôi háo hức khoe với chị đồng nghiệp, nhưng khi cầm thỏi son và dùng thử, chị ấy phán một câu rụng rời: Hàng giả. Tôi không biết người bán có biết là hàng giả hay không, nhưng sau chuyện này, tôi rút ra kinh nghiệm là cần cảnh giác với hàng được gọi là xách tay giá rẻ”-chị Loan chia sẻ.

Tương tự, chị Trần Thị Hiền Hậu (hẻm 309 Lý Thái Tổ, TP. Pleiku) cũng dở khóc dở cười kể câu chuyện của mình: “Cách đây 2 năm, chồng tôi đã tặng chiếc túi làm quà vào dịp sinh nhật. Khi cầm chiếc túi là tôi biết anh mua phải hàng nhái rồi. Gặng hỏi mãi thì mới biết là anh mua qua mạng”.

Còn nhớ hồi tháng 11-2023, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (Bộ Công thương) phối hợp với Cục Quản lý thị trường và các lực lượng chức năng bất ngờ kiểm tra hộ kinh doanh do bà Trương Ngọc Quyên (Ngọc Quyên Shop) làm chủ (121/5 Lê Đại Hành, phường Đống Đa, TP. Pleiku) đã phát hiện rất nhiều sản phẩm là nước hoa, giày dép, mỹ phẩm mang thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như: GUCCI, Tom Ford, YSL, Chanel, Louis Vuitton... Các lỗi vi phạm của shop này là buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; kinh doanh hàng hóa nhập lậu…

Vậy người tiêu dùng phải làm thế nào để mua hàng an toàn? Theo chia sẻ của chị Lê Thị Tuyết Trinh (tổ 8, phường Yên Đỗ, TP. Pleiku): “Nếu không thể trực tiếp đến cửa hàng chính hãng để mua mà phải mua hàng online thì nên chọn những địa chỉ có tích xanh-tức những địa chỉ “chính chủ”. Mọi người cần đọc kỹ thông tin chi tiết của sản phẩm và những đánh giá của khách hàng. Khi mua, có thể yêu cầu biên lai khi nhận hàng, kiểm tra hàng trước khi thanh toán”.

Cũng theo chị Trinh, đối với mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, đồng hồ..., khi lỗi mốt, tồn kho, một số hãng có thể bán giảm giá, nhưng chắc chắn không bao giờ giảm giá quá sâu theo kiểu “như cho” và cũng chỉ dành cho các khách hàng thân thiết chứ không bán tràn lan. Đây cũng là một trong những điều mà người tiêu dùng nên biết để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.

Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp chế biến nông sản, dược liệu nhỏ của Gia Lai tìm đường xuất khẩu

Doanh nghiệp chế biến nông sản, dược liệu nhỏ của Gia Lai tìm đường xuất khẩu

(GLO)-

Không chỉ mở rộng thị trường trong nước, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã ngành hàng nông sản, dược liệu chế biến trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã bắt đầu tìm kiếm thị trường xuất khẩu thông qua việc tiếp cận, trao đổi thông tin với đối tác nước ngoài, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại.

Tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 207,25 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 207,25 tỷ USD

(GLO)- Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến 15-7, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 207,25 tỷ USD, tăng 15,19% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng thêm 27,33 tỷ USD). Trong đó, có 4 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu từ 10 tỷ USD trở lên.
Mua nhanh sắm vội

Mua nhanh sắm vội

Shoppertainment là danh từ được ghép từ shopper (người mua sắm) và entertainment (sự giải trí), theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, danh từ này để chỉ xu hướng “chốt đơn” trực tuyến của nhiều người, nhất là người tiêu dùng trẻ thông qua hoạt động giải trí.
Việt Nam chi 69,6 triệu USD để nhập khẩu hồ tiêu

Việt Nam chi 69,6 triệu USD để nhập khẩu hồ tiêu

(GLO)- Mặc dù là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn trên thế giới nhưng 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã chi 69,6 triệu USD để nhập khẩu hồ tiêu, trong đó Brazil, Campuchia, Indonesia là 3 thị trường cung cấp tiêu lớn nhất cho Việt Nam.