Căn bếp ngày xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Con trai tôi từ nhà hàng xóm trở về với khuôn mặt đầy nhọ. Thằng bé nhoẻn miệng cười tươi, trên tay là củ khoai lang nướng. Con đưa tay quệt ngang trán, lớp nhọ trộn lẫn với mồ hôi khiến mặt càng thêm nhem nhuốc. Chỉ bấy nhiêu thôi mà lòng tôi lại rộn lên bao xúc cảm.

Tôi nhớ những tháng năm bé thơ của mình bên căn bếp nhỏ đượm in dáng mẹ, dáng bà. Căn bếp lợp bằng mái tranh. Mỗi ngày, mẹ cặm cụi đỏ lửa để nấu những bữa cơm cho cả nhà. Khói ám vào mái bếp ngày này qua ngày khác khiến cho những mảng tranh trở nên đen sì. Mỗi khi trời mưa, từng giọt nước nhỏ xuống hiên cũng bị pha lẫn màu đen của khói ám và bồ hóng.

Năm tôi 8 tuổi, có lần ba mẹ đi làm đồng về muộn, thấy các em đói bụng, tôi đã hứng nước mưa chảy xuống từ mái bếp để nấu cơm. Kết quả là nồi cơm hôm ấy đổi màu, chén cơm không còn màu trắng thơm ngon nữa.

Ba chị em cứ lo lắng sẽ bị mẹ mắng. Nhưng nhìn thấy nồi cơm thì mẹ rơm rớm nước mắt và ôm chị em tôi vào lòng mà bảo: “Con gái mẹ đã biết việc rồi đấy!”. Rồi mẹ ân cần dặn dò: “Các con còn nhỏ, không nên tự ý nhóm lửa nấu cơm, rất nguy hiểm, lần sau chịu khó đợi mẹ về nhé!”.

Mẹ tôi thường nấu cơm bằng nồi gang. Chị em tôi thích ăn cơm cháy nên thường lén mẹ cho thêm nắm lá phi lao vào để lớp cơm dưới đáy nồi cháy vàng. Đến bữa, chúng tôi thích thú chia nhau từng mảng cơm cháy ấy, nắm lại và quệt vào cái đáy nồi đựng thức ăn mặn. Chao ơi, nó ngon đến lạ kỳ!

Minh họa: HUYỀN TRANG

Minh họa: HUYỀN TRANG

Khi mẹ nấu cơm, tôi thường ủ vào chỗ than hồng mẹ cời khi thì củ khoai, trái bắp, khi thì con rô đồng hay chú cua béo ngậy mà ba mới bắt được. Chị em tôi hí hửng dùng que tre gạt than xem thức ăn đã chín tới đâu. Chỉ sau một lát là đã thấy mùi thơm dậy cả căn bếp. Hơi than ấm nồng làm cho đôi má tôi ửng đỏ. Ba chị em vừa thổi vừa ăn, rồi đưa đôi tay lem nhem nhọ quệt đầy lên mặt nhau. Tiếng cười rộn vang lẫn trong tiếng mắng yêu của mẹ.

Căn bếp của mẹ nhỏ nhưng chứa được rất nhiều thứ, từ nồi niêu, chén dĩa đến cuốc xẻng hay chiếc nơm ba dùng để bắt cá cũng được treo cẩn thận trên gác bếp. Có lẽ nhiều nhất vẫn là củi khô. Những thanh củi chắc và cháy đượm như sim, phi lao, bạch đàn… được mẹ chặt bằng nhau, chất gọn gàng vào một góc. Đó chính là nguồn chất đốt dự trữ cho cả mùa mưa hay những lần giỗ chạp cần đun nấu nhiều. Phía trên đống củi là ổ gà và những hũ dưa, cà muối của bà. Thi thoảng, chú mèo lười vẫn cuộn tròn người trên đấy và luôn hướng đôi mắt đầy thèm thuồng về phía chiếc nồi mẹ bắc trên bếp.

Có lẽ, với ai đó, nhọ nồi và bồ hóng sẽ gây khó chịu vì hễ cứ chạm vào là bị dính lem đen hết áo quần. Nhưng với đám trẻ chúng tôi thì chiếc nồi nào dính nhiều nhọ lại càng được ưa thích. Lý do là bởi, thế hệ 8X như tôi ngày ấy, trường làng vẫn chưa có bảng xanh chống lóa như bây giờ.

Khi nào đến phiên trực nhật là buổi tối hôm trước, tôi lại phải cạo nhọ nồi để sáng hôm sau mang đến lớp sơn bảng. Hôm nào nhọ nồi không đủ thì lấy thêm lớp bồ hóng bám trên chạn bếp lau cho bảng thật đen để những nét chữ của thầy cô được hiện lên rõ hơn.

Có những buổi chiều, tôi cùng lũ bạn ngồi ngắm từng làn khói bay lên từ mái bếp. Chúng tôi thi nhau ngửi và cùng nhau đoán mùi của khói. Có đứa bảo khói có mùi khen khét, cay cay; đứa lại bảo khói có mùi cá kho riềng, hành phi… rồi xúm lại xem hình hài của khói.

Làn khói len qua mái bếp, bay lên không trung có lúc như đoàn tàu đang chao lượn, lúc lại như cô tiên đang làm phép màu ban phước xuống nhân gian, lúc y hệt như tán cây đang chở che cho chúng tôi… Cứ thế, chúng tôi tha hồ tưởng tượng ra mọi thứ để rồi thỉnh thoảng lại cãi nhau chí chóe, rộn cả góc sân.

Nhớ tới căn bếp của mẹ, tôi soạn lại chiếc bếp cũ lâu ngày bỏ quên bên góc hè, thêm ít củi chị hàng xóm cho và nổi lửa nhóm bếp. Những trái bắp được cho vào nồi chuẩn bị luộc, các con tôi ngồi vây quanh, hí hửng đợi chờ. Khói làm cho mắt mũi chúng ửng đỏ nhưng không giấu được sự thích thú, háo hức.

Có thể bạn quan tâm

Giấc mơ xanh

Giấc mơ xanh

(GLO)- Mùa xuân có muôn vàn con đường mở ra trước mắt. Mới hôm nào giá rét đẩy ta đến bờ sông sụt lở, thấy bi quan, lo lắng thì giờ đây, mùa xuân như bến mơ, có con đò sẵn đợi.

Mùa đót

Mùa đót

(GLO)- Mỗi khi trời đất được sưởi ấm dần từ những tia nắng mùa xuân, cây lá bên đường xanh non nảy lộc, hoa tươi thắm sắc, tôi lại bâng khuâng nhớ về những điều gần gụi. Thoáng thấy dáng má cặm cụi bên hiên ngồi tết lại cây chổi đót đã bung ra những lạt mây, tôi chợt nhớ về những mùa đót cũ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Ngát hương mùa hoa trắng

(GLO)- Đầu xuân mới, Tây Nguyên khoác lên mình tấm áo trắng tinh khôi của những vườn rẫy cà phê. Đó là lúc đất trời như giao hòa trong sắc hương, khi từng chùm hoa trắng muốt nở rộ trên những cành cây, tỏa hương ngọt ngào quyến rũ khắp không gian.

Tác giả cùng người thân tại ngã ba biên. Ảnh: N.T.D

Tháng 2 nơi ngã ba biên

(GLO)- Khi vị Tết đã thấm đẫm trong từng câu chuyện, khi mùa xuân cạn nốt chén rượu đầy thì trên những nẻo biên cương, đất trời khoác lên mình tấm áo mới, rực rỡ và căng tràn nhựa sống.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Cỏ mùa xuân

(GLO)- Tôi đi cùng chiều trên cánh đồng tươi xanh và mềm mượt cỏ. Bàn chân, ánh mắt và cả tâm hồn đều chạm vào sắc màu của loài cỏ biếc. Tôi nghiêng xuống thật gần, nghe mùa thức dậy căng đầy và xôn xao niềm nhớ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Góc bếp, hiên nhà

(GLO)- Góc bếp, hiên nhà có lẽ là nơi yêu thương chăm chút nhất thuộc về người phụ nữ của gia đình. Mà thực ra, có người phụ nữ nào là không thuộc về gia đình, dù ít hay nhiều, dù hiện đại hay truyền thống.

Thẳm sâu miền Tết

Thẳm sâu miền Tết

(GLO)- Ngay lối về nhà tôi, xuyến chi đã bung sắc hai bên đường. Mùi hương trầm loang trong gió xa. Thoảng trong gió, vị mứt gừng cay nồng lên những ngày cuối năm.

Thơ Ngô Thanh Vân: Xuân về trên bazan

Thơ Ngô Thanh Vân: Xuân về trên bazan

(GLO)- "Xuân về trên bazan" của tác giả Ngô Thanh Vân tái hiện vẻ đẹp của mùa xuân, của sự đổi mới và hy vọng. Những hình ảnh "mầm non ngậm giọt sương mai", "lá hát điều gì mê say trong gió"... mang đến cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàng, như làn sóng dịu êm của thiên nhiên đón chào một mùa xuân mới.

Cõi hoa vàng

Cõi hoa vàng

(GLO)- Không biết đã bao lần tôi thả bước giữa những đồi chè Biển Hồ xanh ngát. Nơi ấy có những cây muồng già sum suê tỏa bóng, đan xen trong vườn chè. Mùa hoa muồng nở rộ, những chùm hoa vàng dắt díu, đung đưa, ánh lên trong nắng sớm. 

Về nhà

Về nhà

Mấy cơn gió rượt đuổi nhau làm trời đêm mát rượi. Tân ngủ mê trên ghế bố kê cạnh chiếc xe khách mặc kệ cho phía bên kia đường mấy bài hát xuân vẫn ra rả vọng ra từ chiếc loa kẹo kéo.

Thời khắc thiêng liêng

Thời khắc thiêng liêng

(GLO)- Khi mâm cúng tất niên được bày biện tươm tất hay lễ cúng trừ tịch (cúng Giao thừa) hiện diện trong mỗi nếp nhà, có lẽ đó là những thời khắc thiêng liêng với mỗi gia đình.

Nhớ quê

Nhớ quê

(GLO)- Ai cũng có một tuổi thơ gắn liền với miền quê thân thương. Nơi đó có ba mẹ, anh chị em sum vầy, ríu rít tiếng cười, đầy ắp niềm vui. Đi qua những ngày cuối năm, một người con xa xứ như tôi lại bồi hồi tìm về ký ức xưa.

Ký ức yêu thương

Ký ức yêu thương

(GLO)- Những ngày trời lạnh như thế này, tôi thường có thói quen co ro trong chăn ấm và để ký ức thức dậy cùng biết bao kỷ niệm thời thơ ấu. Ký ức ngọt ngào, chan chứa yêu thương ấy luôn khiến lòng tôi mềm mại, ấm áp đến lạ kỳ.

Cây sẽ cho lộc

Cây sẽ cho lộc

Không chỉ cây lá mới cho lộc, mà bất cứ công việc gì nếu như mình làm bằng tất cả yêu thương và say mê, chắc chắn sẽ hái quả ngọt

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.