Cám cảnh mẹ già nuôi 2 người con tâm thần cùng cháu nhỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Gần 90 tuổi nhưng bà Plăi (SN 1935, thôn H'Lâm, thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa) vẫn phải lam lũ nhặt từng mảnh ve chai bán để kiếm tiền nuôi 2 người con bị bệnh tâm thần cùng cháu ngoại vừa lên 8 tuổi.

Gia cảnh nghèo khó nên gần 40 tuổi bà Plăi mới lập gia đình. Nhờ chăm chỉ lao động, vợ chồng bà cũng khai hoang được 5 sào đất để trồng bắp và 1,5 sào đất trũng để trồng lúa. Theo thời gian, vợ chồng bà lần lượt sinh được 3 người con gồm: Kham (SN 1973) là con gái đầu lòng và hai anh em trai là Nik (SN 1975), Ni (1979). Cuộc sống với gia đình bà những tưởng êm đềm như bao gia đình khác thì năm 1985 chồng bà không may mắc bệnh phong, tay chân bị ăn mòn không thể lao động được rồi đến năm 1993 thì qua đời.

Bà Plăi ngồi chia sẻ với mọi người về hoàn cảnh của mình. Ảnh: Nhật Hào
Bà Plăi ngồi chia sẻ với mọi người về hoàn cảnh của mình. Ảnh: Nhật Hào

Nỗi đau mất chồng chưa kịp nguôi ngoai thì bà phải đón nhận thêm tin dữ khi hai người con của bà là Kham và Nik bỗng dưng phát bệnh tâm thần. Đưa mắt nhìn 2 người con bị bệnh đang ngồi trong góc bếp tối tăm, bà Plăi ngấn nước mắt: "Trong 3 người con, chỉ có Ni là bình thường, hiện đã lập gia đình và sinh sống tại nhà vợ. Còn Kham và Nik, ban đầu các cháu sinh ra và lớn lên bình thường như những đứa trẻ khác, lúc 12 tuổi đã biết theo mẹ đi hái cà phê, hái tiêu thuê. Tuy nhiên, đến năm 27 tuổi, Nik bắt đầu có biểu hiện khác thường, không còn muốn làm việc nhà mà đi lang thang ngoài đồng ruộng, nương rẫy cả ngày lẫn đêm. Hơn 1 năm sau, người con gái đầu lòng của bà là Kham cũng có biểu hiện tương tự như thế, ngoài bỏ nhà đi lang lang, Kham còn đập phá gây hư hỏng hết đồ dùng sinh hoạt trong nhà. Đưa con đi khám, bà mới biết, cả hai đều mắc bệnh tâm thần nhưng vì không có tiền điều trị nên bà lại đưa 2 con về.

Cuộc sống đã khó khăn, các con lại lần lượt mắc bệnh, bà Plăi càng vất vả hơn. Ban ngày đi làm, đêm đến bà phải lặn lội đi tìm khắp các cánh đồng để tìm đưa hai con về nhà. Năm 2005, bà quyết định bán 4,5 sào đất để lấy tiền đưa hai con đi chữa bệnh và chỉ giữ lại 0,5 sào lúa 1 vụ để sản xuất. Mỗi năm, gia đình bà chỉ thu hơn 10 bao lúa tươi nên dù có chắt chiu hết sức vẫn không thể đủ ăn. Đã vậy, cuối năm 2015, bà Plăi phát hiện cơ thể Kham có biểu hiện bất thường, đưa đi khám thì phát hiện Kham có thai đã hơn 2 tháng tuổi. “Gặng hỏi mãi tôi mới biết bố đứa trẻ ở làng Bối, cũng mắc chứng bệnh tâm thần nên không thể nhờ vả được. Kể từ đó, tôi còn phải nuôi thêm đứa cháu ngoại nên vất vả hơn nhiều”-bà Plăi nói.

Để có tiền chăm sóc con cháu, bà Plăi phải đi làm thuê khắp nơi, nhưng nay vì sức khỏe yếu nên cũng không còn ai thuê làm nên bà đi nhặt ve chai bán để kiếm sống qua ngày. "Bình thường mỗi ngày đi nhặt ve chai tôi cũng kiếm được từ 20-40 ngàn đồng. Mấy tháng nay, mỗi lần đi nhặt ve chai về, đôi chân tôi đau nhức liên tục. Tôi lo là vài năm nữa, khi sức khỏe yếu đi, tôi không thể đi làm thêm thì không biết lấy gì để lo cho chúng nó. Mà lo nhất là khi tôi không may ngã bệnh thì lấy ai chăm sóc các con và lo cho cháu On (con gái Kham-PV) ăn học nữa…”-bà Plăi tâm sự.

Ông A Minh (áo cam, ngồi bên cạnh anh Nik) thường xuyên sang thăm hỏi, hỗ trợ nhu yếu phẩm cho gia đình bà Plăi. Ảnh: Nhật Hào

Ông A Minh (áo cam, ngồi bên cạnh anh Nik) thường xuyên sang thăm hỏi, hỗ trợ nhu yếu phẩm cho gia đình bà Plăi. Ảnh: Nhật Hào

Thường xuyên qua nhà thăm hỏi và giúp đỡ cho gia đình bà Plăi mớ rau, bát gạo, ông A Minh-Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn H’Lâm cho hay: Hoàn cảnh của gia đình bà Plăi rất khó khăn khi 2 đứa con bị bệnh tâm thần còn đứa cháu thì đang còn tuổi ăn, tuổi học. Trong khi đó, con trai thứ 3 của bà đã lập gia đình nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên cũng không giúp đỡ được nhiều. Vì thế, người dân trong làng thương tình nên cũng hay thuê bà đi làm cỏ thuê, hái cà phê, hồ tiêu để có thu nhập nhưng vì tuổi cao, sức yếu nên bà Plăi không còn lao động được nữa”.

Còn ông Sunh-Phó trưởng thôn H’Lâm thì thông tin: Trước hoàn cảnh của gia đình bà Plăi, UBND thị trấn Đak Đoa đã quan tâm tặng quà cho gia đình vào các dịp lễ, Tết và hỗ trợ làm thủ tục để bà nhận các khoản trợ cấp trợ cấp dành cho người khuyết tật đối với Kham và Nik, chế độ dành cho người chăm sóc người khuyết tật và chế độ dành cho người cao tuổi. Bên cạnh đó, Hội Cựu Chiến binh thị trấn Đak Đoa cũng nhận đỡ đầu cháu On. Dù vậy, cuộc sống của gia đình bà Plăi vẫn còn rất khó khăn. Do đó, rất mong các Mạnh Thường Quân, nhà hảo tâm quan tâm hỗ trợ thêm để gia đình bà Plăi bớt khó khăn hơn, đặc biệt là hỗ trợ sửa chữa nhà ở để tránh bị dột vào mùa mưa và tạo sinh kế phù hợp với sức khỏe, hoàn cảnh để gia đình có thu nhập ổn định.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.