Các hình thức phản biện xã hội trên báo chí ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Báo chí Việt Nam là báo chí cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng hoạt động theo tôn chỉ, mục đích nhất định, tuân thủ theo đường lối của Đảng đã vạch ra. Mà cương lĩnh hoạt động của Đảng ta là không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân, vì dân. Ở đây chúng ta thấy, trong điều kiện một đảng cầm quyền ở nước ta, bên cạnh những thuận lợi cơ bản và tính ưu việt nổi trội, nhưng nếu không thực hiện tốt bản chất của một đảng cách mạng, khoa học với mục đích vì dân thì cũng dễ xảy ra tình trạng duy ý chí, chủ quan, thậm chí sa vào quan liêu.

Do vậy, cần có cơ chế rõ ràng, minh bạch để cho nhân dân được bày tỏ chính kiến của mình một cách hết sức dân chủ, công khai, thực hiện quyền được phát ngôn theo thiện ý của mình nhằm góp phần xây dựng Đảng và chính quyền vững mạnh. Báo chí là một kênh thông tin quan trọng, là nhịp cầu nối Đảng, chính quyền với dân, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân tin tưởng và muốn bày tỏ tiếng nói của mình đến những người lãnh đạo.
 

Các phóng viên tác nghiệp.   Ảnh: Đức Thanh
Các phóng viên tác nghiệp. Ảnh: Đức Thanh

Trong thực tế những năm qua, nhất là sau Đại hội X, phản biện xã hội đã được chính thức ghi vào văn kiện của Đảng, nhiều cơ quan báo chí mở diễn đàn tập hợp ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia và các tầng lớp nhân dân đóng góp vào các văn kiện, các chủ trương của Đảng, Nhà nước để phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Các cơ quan báo chí đã bám sát sự kiện, nắm trúng bản chất vấn đề, phân tích và định hướng tư tưởng, hướng dẫn dư luận, thực hiện tốt chức năng phản biện mang lại hiệu quả xã hội rõ rệt.

Tình hình hoạt động báo chí ở Gia Lai những năm gần đây khá sôi động với trên 20 cơ quan báo chí cả trung ương, báo ngành và địa phương có phóng viên thường trú, văn phòng đại diện tại tỉnh. Báo Gia Lai hiện nay đã phát hành hàng ngày (trừ chủ nhật), có báo điện tử và các ấn phẩm Cuối tuần và báo ảnh dân tộc bằng tiếng Jrai, Bahnar, đồng thời dịch tờ tin của TTXVN bằng tiếng Jrai, Bahnar phát hành đến các buôn, làng ở địa phương.

Những năm qua, Báo Gia Lai và Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh luôn duy trì thường xuyên các chuyên mục ý kiến người dân, Diễn đàn nhân dân, Trao đổi, dành hẳn l trang bạn đọc trên các số báo để đăng tải các ý kiến công dân, các bài điều tra về đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân; hàng tuần trong chương trình phát thanh của Đài dành 15 phút cho chuyên mục Tiếp chuyện bạn nghe đài và 15 phút trên Hộp thư truyền hình để nêu ý kiến trao đổi của công dân, đồng thời mỗi tháng Đài có dành một thời lượng nhất định cho chương trình phòng-chống tham nhũng; ngoài ra trong các chương trình phát sóng khác đều có lồng ghép để người dân được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình, góp ý kiến để xây dựng Đảng, chính quyền địa phương. Những hình thức trong phạm vi phản biện xã hội trên báo chí ở Gia Lai như sau: Trên các mục phóng sự, phóng sự điều tra về kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh trên báo chí thường xuyên có những tiếng nói khách quan, đầy thiện chí của các tầng lớp nhân dân.

Từ những năm đổi mới, đây là thể loại báo chí được Báo Gia Lai ưu tiên sử dụng và có hẳn cuộc thi phóng sự trên báo. Nhiều phóng sự, phóng sự điều tra đã đi vào ngõ ngách cuộc sống, khai thác đúng tâm tư nguyện vọng của người dân, đặt ra nhiều vấn đề mới trong thực tiễn sinh động, giúp cho những người lãnh đạo, quản lý có cái nhìn đúng đắn, sâu sát hơn, từ đó có những hoạch định sát với đời sống thực tế. Ví dụ, các phóng sự về đề tài quản lý và bảo vệ rừng đã từng đặt ra: Vì sao chúng ta càng tăng cường nhiều biện pháp quản lý, bảo vệ rừng với những chế tài nghiêm khắc thì rừng càng bị xâm hại? Phải chăng trong cơ chế hay các giải pháp còn có những kẽ hở? Vấn đề nêu ra đã được nhiều ngành nhiều cấp quan tâm và theo đó xuất hiện nhiều mô hình hay về xã hội hóa việc bảo vệ, phát triển rừng, cộng đồng làng tham gia bảo vệ rừng, đưa kiểm lâm viên về cơ sở... Hay như, qua phóng sự điều tra về sự làm liều, làm ẩu của một giám đốc nông trường cà phê mà sau đó đã sinh ra một cơ chế khoán mới cho công nhân và các hộ nhận khoán đem lại lợi ích cho cả tập thể và người làm công được nhiều nơi áp dụng. Hoặc mới đây, thực hiện chủ trương phát triển cây cao su ở Tây Nguyên của Chính phủ, Gia Lai đã nhanh chóng triển khai việc rà soát và giao rừng nghèo cho các doanh nghiệp để khai hoang trồng cao su, nhưng quá trình thực hiện còn chưa chặt chẽ, báo chí đã vào cuộc tìm ra những kẽ hở, từ đó chính quyền địa phương điều chỉnh các giải pháp và có bước tiến hành thận trọng hơn. Hay như vấn đề xã hội: Di cư tự do vào Tây Nguyên; việc đưa đồng bào dân tộc thiểu số vào làm công nhân ở các công ty cao su, hay công tác tái định cư ở các dự án thủy điện... đã được báo chí đi sâu khai thác ở các giác độ khác nhau, chỉ ra những mặt hạn chế tồn tại, những lợi ích thiết thực về an sinh xã hội và quốc phòng-an ninh... được dư luận đồng tình và chính quyền địa phương quan tâm. Bên cạnh đó, các vấn đề về nạn chảy máu cồng chiêng, việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, việc bài trừ các hủ tục ở cộng đồng... Báo, đài địa phương đã mở các diễn đàn để các nhà nghiên cứu, giới văn nghệ sĩ, trí thức và các tầng lớp nhân dân tham gia tìm giải pháp ưu việt giúp cho ngành Văn hóa địa phưong và UBND tỉnh có cái nhìn chân xác để chỉ đạo sát hợp với thực tế. Nhờ những phản biện mang tính tích cực đó mà hạn chế được nạn mua bán cồng chiêng ở cộng đồng, làm nhà rông văn hóa rồi bỏ hoang gây lãng phí và phi văn hóa dân tộc; đưa cồng chiêng về với không gian văn hóa cộng đồng buôn, làng, truyền dạy âm nhạc, cái hay cái đẹp của cồng chiêng trong lớp trẻ, từng bước xóa bỏ được hủ tục chôn chung, ma lai, giết trẻ sơ sinh khi người mẹ không may qua đời...

Trưng cầu ý dân trên các phương tiện thông tin đại chúng đóng góp vào các văn kiện của Đảng ở các kỳ đại hội hay các kỳ họp Quốc hội, HĐND tỉnh. Đây là việc làm thường xuyên của cơ quan báo, đài địa phương nhằm trưng cầu ý dân về một số chủ trương, chính sách hay các dự thảo văn bản pháp luật hoặc nêu một số vấn đề trọng tâm của các kỳ họp để nhân dân tham gia trao đổi ở các lĩnh vực có tính chuyên đề. Tuy đây là hình thức chưa phải mang tính chuyên sâu của phản biện xã hội nhưng qua đó cũng tạo ra cho các tầng lớp nhân dân trực tiếp tham gia xây dựng, cùng hoạch định các chủ trương, chính sách với Nhà nước, phát huy quyền dân chủ, nêu cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mở các chuyên mục, chuyên trang để nhân dân được nói tiếng nói của mình. Báo Gia Lai và Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh đã và đang dành “đất” và thời lượng để phản ánh tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề bức xúc của người dân hoặc đăng tải những khiếu nại, tố cáo của công dân. Các năm qua diễn đàn này được nhân dân hết sức ủng hộ và quan tâm theo dõi. Các cơ quan chức năng cũng xem đây là một kênh thông tin quan trọng để theo dõi, xử lý nhiều vấn đề liên quan. Tất nhiên, cơ quan báo chí cũng có hẳn bộ phận tiếp nhận và xử lý vấn đề này, kể cả việc điều tra theo thư bạn đọc.

Mở các mục trao đổi theo chuyên đề (không thường xuyên) là hình thức trao đổi có tính chuyên môn, hoặc bàn luận về một đề tài nào đó để có ý kiến của giới chuyên ngành. Tất nhiên, vai trò chủ công của báo chí phải có sự chọn lọc, xác định trọng tâm, trọng điểm và phạm vi của từng vấn đề, biết mở, khép đúng lúc và có định hướng.

Mở các diễn đàn pháp luật trên báo vừa phổ biến luật pháp cho mọi người, đồng thời bảo vệ tính nghiêm minh và đúng đắn của pháp luật nhà nước.

Trong thực tế, không phải các vụ án nào kể cả dân sự và hình sự đều được đưa ra xét xử một cách công minh, đúng luật, từ đó nhiều vụ án còn oan sai, không công bằng, bỏ lọt tội phạm hay vi phạm trình tự tố tụng... Vấn đề này, Báo Gia Lai hết sức quan tâm và thường xuyên dành hẳn trang pháp luật-đời sống để chuyển tải thông tin và tranh luận về mặt pháp lý, phản ánh ý kiến của người dân về các phiên tòa xét xử. Qua đó, nhiều vụ án được nhân dân theo dõi chặt chẽ, sát sao nên có những đóng góp nhất định về mặt pháp lý giúp cơ quan chức năng sửa sai kịp thời, nâng cao được tính công minh của pháp luật.

Tất nhiên, các hình thức phản biện xã hội trên báo còn nhiều và rất đa dạng, mỗi loại có tác dụng và sức mạnh khác nhau, nhưng nhìn chung nó được thực hiện bằng hai dạng hành động cơ bản là biện luận và phản biện luận và chứng minh để khẳng định và chứng minh phủ định nhưng bản chất của nó là bao hàm sự đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập đúng như cơ sở phương pháp luận biện chứng.

Báo chí địa phương lại càng gần gũi với quần chúng, nhân dân nhiều hơn, đăng tải càng nhiều ý kiến của nhân dân là thể hiện quyền dân chủ của các tầng lớp xã hội, giúp cho chính quyền địa phương có một kênh thông tin tin cậy để điều chỉnh sự lãnh đạo, chỉ đạo của mình.

Phản biện xã hội dù ở đâu, ở hình thức nào nó cũng mang tính xã hội sâu sắc, và thực chất đó là thực hiện quyền lực chính trị, phát huy dân chủ về quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia xây dựng Đảng, quản lý nhà nước. Nếu biết cách nghe, cách phản ánh trên báo các ý kiến phản biện xã hội một cách thiện chí, khoa học thì có thể biến những ý kiến trái tai, chưa rõ thành những vấn đề cho chúng ta suy nghĩ tìm đến những ý đúng, logic, hợp chân lý.

Bùi Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Bài viết của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về thực hiện ý nguyện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bài viết của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về thực hiện ý nguyện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo Gia Lai trân trọng giới thiệu bài viết “Thực hiện ý nguyện của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Quốc hội tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và sự kỳ vọng của Nhân dân" của đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội.

Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND (bìa phải) tặng quà cho gia đình bà Huỳnh Thị Bốn (tổ dân phố 7, thị trấn Phú Túc) là thân nhân liệt sĩ. Ảnh: Lê Nam

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Anh thăm tặng quà gia đình chính sách ở Krông Pa

(GLO)- Sáng 24-7, Đoàn lãnh đạo tỉnh do đồng chí Nguyễn Tuấn Anh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu tại huyện Krông Pa nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh-Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2024).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch thăm, tặng quà gia đình ông Trần Quang Bảo (thôn Plei Ia Kơ Al, xã Ia Piar). Ảnh: Vũ Chi

Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch thăm, tặng quà gia đình chính sách huyện Phú Thiện

(GLO)- Chiều 23-7, đoàn công tác do Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch làm trưởng đoàn đến thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách, người có công với cách mạng tiêu biểu tại huyện Phú Thiện nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024).
Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy thăm, tặng quà gia đình chính sách huyện Chư Păh

Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy thăm, tặng quà gia đình chính sách huyện Chư Păh

(GLO)-Chiều 23-7, đoàn công tác do đồng chí Thái Thanh Bình-Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho 5 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu tại huyện Chư Păh nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024).