Các chi-tổ hội nghề nghiệp ở Đak Pơ mang lại hiệu quả thiết thực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) hiện có 5 chi hội và 31 tổ hội nông dân nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi. Các chi hội, tổ hội đã có nhiều cách làm sáng tạo giúp thành viên nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập.

Trước đây, gia đình anh Đinh Văn Nhoắc (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc) có 2,2 ha bắp, mì, mía. Do hạn chế về vốn và kỹ thuật canh tác nên hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2019, khi tham gia Chi hội nghề nghiệp sản xuất rau của làng, anh Nhoắc được tập huấn kỹ thuật và tham quan các mô hình trồng rau màu. Sau đó, anh đã chuyển đổi 4 sào mía sang trồng các loại rau quả. Anh Nhoắc chia sẻ: “Ban đầu, tôi chuyển đổi 1 sào mía sang trồng ớt. Khi tích lũy được chút vốn, kinh nghiệm, tôi trồng thêm 3 sào dưa leo, khổ qua, đậu cô ve, rau cải. Vườn rau cho thu nhập gần 60 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí, cao gấp 3 lần so với trồng mía”.

 Sau khi được tập huấn kỹ thuật, anh Đinh Văn Nhoắc (bìa trái, xã Yang Bắc) chuyển đổi diện tích mía sang trồng dưa leo, mang lại thu nhập cao. Ảnh: An Phát
Sau khi được tập huấn kỹ thuật, anh Đinh Văn Nhoắc (bìa trái, xã Yang Bắc) chuyển đổi diện tích mía sang trồng dưa leo, mang lại thu nhập cao. Ảnh: An Phát


Cuối năm 2021, ông Đào Văn Hữu (thôn 2) tham gia Tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi cá xã Hà Tam. Ngoài được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, ông còn được vay 20 triệu đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân để mua 50 kg cá giống và thức ăn nuôi cá. Ông Hữu cho hay: “Gia đình có 3 cái ao với tổng diện tích mặt nước hơn 3.000 m2. Nhiều năm nay, gia đình chỉ thả cá rô phi, trắm cỏ. Hàng ngày, tôi thả lưới bắt vài ký mang ra chợ bán lấy tiền chi tiêu nên việc tái đầu tư, cải tạo ao gặp khó khăn. Khi tham gia Tổ hội, tôi học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, được hỗ trợ vốn nên hiệu quả cao hơn. Chúng tôi cũng đang liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm cá đồng của xã”.

Tổ hội nghề nghiệp trồng cây ăn quả thôn 5 (xã An Thành) có 8 thành viên, trồng 4 ha nhãn. Tổ hội đang hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký xây dựng quả nhãn thành sản phẩm OCOP. Ông Nguyễn Văn Minh cho hay: “Chúng tôi trồng nhãn theo hướng hữu cơ và chia sẻ với nhau kinh nghiệm, kỹ thuật để nhãn ra quả trái vụ. Nhãn trái vụ tiêu thụ rất thuận lợi, giá bán cao hơn so với chính vụ khoảng 10 ngàn đồng/kg. Nhờ vậy, thu nhập của các thành viên đều tăng”.

Đầu năm 2022, Hội Nông dân huyện Đak Pơ thành lập Chi hội nông dân nghề nghiệp trồng rau an toàn ở thôn Tân Phong (xã Tân An) với 26 thành viên. Vừa qua, Hội Nông dân xã cũng thành lập 2 tổ hội nông dân nghề nghiệp trồng rau sạch tại thôn Tân Hội, Tân Phong. Ông Hồ Thanh Tuấn-Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân An-thông tin: “Các chi hội, tổ hội hoạt động theo phương thức “5 tự” (tự giác, tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm) và “5 cùng” (cùng chí hướng, cùng mối quan tâm, cùng chia sẻ, cùng chịu trách nhiệm, cùng thụ hưởng), định kỳ sinh hoạt 1 tháng/lần. Tại buổi sinh hoạt, các thành viên chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm”.

Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VII) về đẩy mạnh xây dựng chi hội nông dân nghề nghiệp và tổ hội nông dân nghề nghiệp, huyện Đak Pơ đã tăng cường tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham gia. Từ đầu năm 2022 đến nay, các cấp Hội đã thành lập 12 tổ hội và 1 chi hội nghề nghiệp, nâng tổng số toàn huyện lên 31 tổ hội và 5 chi hội với hơn 350 thành viên. Theo ông Nguyễn Đình Nhỏ-Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện, thời gian qua, các chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp dần đi vào hoạt động ổn định, giúp các thành viên nâng cao hiệu quả sản xuất.

“Những năm tới, chúng tôi tiếp tục hướng dẫn các cơ sở Hội nâng cao chất lượng hoạt động của các chi hội, tổ hội; nhân rộng mô hình, thành lập ít nhất mỗi thôn, làng, tổ dân phố có 1 chi hội và 2 tổ hội nông dân nghề nghiệp. Đồng thời, Hội phối hợp với cơ quan chuyên môn, chính quyền các xã, thị trấn tổ chức các lớp dạy nghề, tập huấn kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi; hỗ trợ vốn cho hội viên nông dân để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập”-Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đak Pơ cho biết thêm.

 

AN PHÁT

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.