Cà phê, đường và rượu ảnh hưởng đến viêm khớp như thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Caffeine, đường, rượu làm tăng triệu chứng viêm khớp ra sao? Ngưỡng an toàn khi hấp thu các loại thực phẩm này trong chế độ ăn uống dành riêng người bệnh viêm khớp là gì?  
Nhiều bệnh nhân nhận thấy mối tương quan trực tiếp giữa thực phẩm họ ăn và tình trạng bệnh viêm khớp - Ảnh minh họa: Shutterstock
Nhiều bệnh nhân nhận thấy mối tương quan trực tiếp giữa thực phẩm họ ăn và tình trạng bệnh viêm khớp - Ảnh minh họa: Shutterstock
Viêm khớp ảnh hưởng đến số người khổng lồ: 53 triệu người Mỹ, tức 23% tất cả người trưởng thành Mỹ, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ.
Bác sĩ Robert Koval ở Texas (Mỹ) chia sẻ trên marthastewart: "Một số nghiên cứu cho thấy hơn 25% bệnh nhân cảm thấy mối tương quan trực tiếp giữa đau viêm khớp và chế độ ăn uống, trong khi các nghiên cứu khác cho thấy, chế độ ăn kiêng và giảm cân dẫn đến kết quả cải thiện đối với bệnh như viêm khớp vẩy nến và viêm khớp dạng thấp (RA). Chế độ ăn nhiều chất béo và carbohydrate cao cũng có liên quan đến mất sụn, trong khi chế độ ăn Địa Trung Hải liên quan đến việc giảm đau tất cả các loại viêm khớp".
Vậy những thực phẩm khó thiếu trong thực đơn như caffeine, đường hoặc rượu thì sao? Robert Koval lưu ý rằng chúng làm tăng triệu chứng của cả hai loại viêm khớp và những người mắc bệnh nên xem xét đến việc loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống, theo marthastewart. Cụ thể như sau:
Caffeine
Caffeine ở mức độ vừa phải không liên quan đến tình trạng viêm khớp trầm trọng, nhưng Robert Koval khẳng định lượng caffeine cao (hơn 2 cốc/ngày) đã được chứng minh là làm nặng thêm cơn đau và đẩy nhanh hội chứng chân không yên. Tốt nhất nên chọn đồ uống không chứa caffein và cà phê decaf (cà phê khử caffeine). Việc này ít nhất không gây hại thêm cho bệnh nhân viêm khớp, theo marthastewart.
Đường
Hầu hết chúng ta đều biết ăn quá nhiều đường là không tốt, điều đó thậm chí còn đúng hơn nếu bạn bị viêm khớp.
"Đường là chất gây viêm và chất ngọt nhân tạo có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường, tỉ lệ tử vong sớm… Khi có thể, hãy tiêu thụ đường tự nhiên trong trái cây vì chúng cung cấp vô số chất dinh dưỡng", ông Koval giải thích trên marthastewart.
Rượu
Mặc dù không có mối liên hệ trực tiếp giữa việc tiêu thụ rượu và sự phát triển của viêm khớp, nhiều bệnh nhân đã thấy sức khỏe nói chung xấu đi khi uống nhiều rượu.
"Khi nói đến tiêu thụ rượu, một nguyên tắc tốt là không vượt quá 1 ly/ngày đối với phụ nữ và 2 ly/ngày đối với nam giới để ngăn ngừa bệnh trở nên tồi tệ hơn. Lượng rượu cao làm suy yếu hệ thống miễn dịch và cũng làm tăng nguy cơ té ngã và chấn thương”, theo marthastewart.
Bác sĩ thấp khớp Umbreen Hasan của Allina Health ở Minneapolis, Minnesota (Mỹ) khuyên bạn nên duy trì lối sống lành mạnh nhất có thể. "Nhắm đến một chế độ ăn kiêng với nhiều sản phẩm ngũ cốc, trái cây, rau quả và cân bằng với hoạt động thể chất để duy trì hoặc cải thiện cân nặng. Tất cả mọi thứ trong chừng mực thực sự là chìa khóa cho cuộc sống hạnh phúc và bền vững với bệnh viêm khớp”, bác sĩ Umbreen Hasan nói trên marthastewart.
Theo Tạ Ban (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.