Ca nhiễm Covid-19 thứ 45 là tiếp viên Vietnam Airlines, Hà Nội 'phải hành động ngay'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trưa 13-3, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết có trường hợp dương tính lần 1, đây là trường hợp ở Hà Nội, dù chưa được công bố nhưng phải hành động rà soát ngay.

Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết trường hợp bệnh nhân thứ 45 dương tính lần 1, dù chưa công bố nhưng phải rà soát ngay để thực hiện các biện pháp cách ly-Ảnh: XUÂN LONG
Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết trường hợp bệnh nhân thứ 45 dương tính lần 1, dù chưa công bố nhưng phải rà soát ngay để thực hiện các biện pháp cách ly-Ảnh: XUÂN LONG



Trưa 13-3, chủ trì họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết tại Việt Nam, tính đến thời điểm này có 45 trường hợp mắc COVID-19.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết việc tổ chức họp khẩn Ban chỉ đạo ngay thời điểm 10h30, thay vì buổi chiều như mọi khi vì có trường hợp tiếp viên hãng hàng không Vietnam Airlines trên chuyến bay từ London (Anh) ngày 8-3, hạ cánh sáng 9-3 xuống sân bay Nội Bài, đến nay đã xác định tiếp viên này dương tính.

"Vì vậy cần xác định và đưa ra giải pháp mạnh mẽ hơn để rà soát không chỉ với chuyến bay mà cần diện rộng hơn. Diện rộng hơn này cần có sự tham gia mạnh mẽ của người dân, của tất cả cộng đồng doanh nghiệp du lịch, cơ sở lưu trú mới có thể hạn chế thấp nhất lây lan trong những ngày tới. Nếu không nhận diện ngay nguy cơ lây nhiễm, chỉ cần lơ là một chút thì con số có thể tăng lên rất nhanh" - ông Chung nói.

"Trong 45 trường hợp thì trường hợp bệnh nhân thứ 45 thì chưa công bố, nhưng vòng 1 đã dương tính, vấn đề là Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID trung ương công bố lúc nào. Tôi đề nghị không chờ công bố, khi dịch tễ Hà Nội xác định dương tính là phải hành động" - ông Chung nói.

Tại Hà Nội, trước ngày 6-3 đã giữ chưa có trường hợp nào, nhưng từ ngày 6-3 đến nay có 6 trường hợp (gồm cả trường hợp bệnh nhân 45), trong đó có 3 trường hợp từ Anh về, còn 3 trường hợp lây nhiễm chéo.

Ông Chung cho biết sau rà soát những người tiếp xúc với bệnh nhân, mới có một chuyến bay từ Anh về ngày 2-3 đã có 2.175 người đang phải thực hiện cách ly.

Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo đóng cửa đến hết tháng 3 đối với các quán bar, quán karaoke, quán ca nhạc, chương trình ca nhạc, các di tích trên địa bàn thành phố, kể cả ngoại thành, thực hiện phun khử trùng.

 

Theo XUÂN LONG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.