Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng-chống bệnh không lây nhiễm tại Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 23-11, Đoàn công tác của Bộ Y tế do TS. BS Phan Hướng Dương-Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng-chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần tại tỉnh Gia Lai.

Sau khi khảo sát thực tế tại Trạm Y tế xã Ia Sao và Trung tâm Y tế huyện Ia Grai, Đoàn đã có buổi làm việc với Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh và một số bệnh viện, trung tâm y tế về công tác triển khai các hoạt động dự phòng, phát hiện, quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm trên địa bàn tỉnh. Từ thực tế triển khai chương trình phòng-chống tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản thông qua các hoạt động quản lý, tư vấn điều trị đã triển khai từ năm 2010 đến nay cho thấy công tác phòng-chống bệnh không lây nhiễm đang đặt ra không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai từ tuyến cơ sở.

Đoàn công tác làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: Như Nguyện
Đoàn công tác làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: Như Nguyện

Hiện Gia Lai đã triển khai đồng bộ công tác phòng-chống bệnh không lây nhiễm ở 17 trung tâm y tế và 220 xã, phường thị trấn và được UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt đề án. Tuy nhiên, khó khăn về nguồn kinh phí nên các hoạt động phòng-chống bệnh không lây nhiễm không thể triển khai được các hoạt động theo yêu cầu.

Đối với chương trình phòng-chống tăng huyết áp, hiện tại 100/220 xã, phường, thị trấn có khám, điều trị, quản lý bệnh nhân tăng huyết áp, đạt 45,5%. Năm 2021, được sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới triển khai quản lý, điều trị tăng huyết áp tại 20 xã, phường, thị trấn của 4 huyện, 1 thị xã. Theo quy định của Bộ Y tế, tối thiểu phải quản lý được 2 bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tại địa phương, tuy nhiên tuyến y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh đều gặp khó khăn về nguồn thuốc, trang thiết bị, thiếu nguồn nhân lực.

Đối với chương trình phòng-chống đái tháo đường tiếp tục duy trì hoạt động quản lý bệnh nhân đái tháo đường tại 106 xã, phường đã tham gia dự án từ năm 2010 đến nay. Tuy nhiên, hiện chưa có xã, phường, thị trấn nào triển khai được hoạt động quản lý, theo dõi, điều trị bệnh nhân đái tháo đường vì không có thuốc, không có kinh phí mua test và máy đo đường huyết, chủ yếu chỉ có khám phát hiện và chuyển lên tuyến trên. Ngoài ra, chuyên trách bệnh không lây nhiễm tại tuyến huyện và tuyến xã đa số không phải bác sĩ nên khó khăn trong công tác triển khai các hoạt động chuyên môn. Cùng với đó, nhận thức của cộng đồng về nâng cao sức khỏe, phòng-chống yếu tố nguy cơ còn chưa đầy đủ, tỷ lệ người dân có kiến thức đúng, tự theo dõi phát hiện sớm bệnh, chăm sóc và tuân thủ điều trị còn thấp.

TS.BS Phan Hướng Dương-Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Trưởng đoàn công tác phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Như Nguyện
TS. BS Phan Hướng Dương-Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Trưởng đoàn công tác phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Như Nguyện

Tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Y tế, tỉnh Gia Lai kiến nghị cấp trên hỗ trợ vật tư, trang thiết bị, kinh phí để duy trì các hoạt động phòng-chống bệnh không lây nhiễm; hỗ trợ chuyên môn về việc triển khai câu lạc bộ phòng-chống đái tháo đường, tăng huyết áp và hỗ trợ máy đo đường huyết và test để các trạm y tế triển khai khám, quản lý và theo dõi bệnh nhân đái tháo đường ở tuyến cơ sở.

Qua khảo sát thực tế và làm việc tại tỉnh Gia Lai, TS. BS Phan Hướng Dương chia sẻ những khó khăn của tỉnh trong công tác phòng-chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần. Sau dịch Covid-19, các bệnh không lây nhiễm đang ngày càng gia tăng, bệnh lý về tâm thần cũng tăng cao, do đó, tỉnh cần phải chú trọng công tác sàng lọc ở các đối tượng nguy cơ, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng bệnh. Các bệnh không lây nhiễm đều có sự thay đổi theo từng năm đòi hỏi phải quan tâm trong công tác tập huấn chuyên môn, thực hiện theo đúng quy trình đề ra. Về nguồn thuốc hiện nay rất thiếu và không ổn định, do đó tỉnh cần chủ động xây dựng kế hoạch để đảm bảo nguồn thuốc hỗ trợ cho công tác quản lý, theo dõi, điều trị các bệnh không lây nhiễm tại cơ sở. Đoàn công tác ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của tỉnh và sẽ báo cáo Bộ Y tế để xem xét.

  NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.