Bộ Y tế chưa ghi nhận chủng virus "mới lạ" gây viêm cơ tim

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước thông tin về virus “mới, lạ” gây viêm cơ tim và dẫn đến tử vong nhanh chóng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, qua hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam và qua xác minh thông tin, đơn vị này khẳng định không ghi nhận chủng virus “mới, lạ” gây viêm cơ tim như đồn thổi.
 
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, viêm cơ tim (Myocarditis) là một biến chứng của bệnh lý do nhiều nguyên nhân gây ra như: nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, bệnh tự miễn, rối loạn chuyển hóa, dị ứng... gây ra. Trong nhóm tác nhân nhiễm trùng thì viêm cơ tim có thể là biến chứng của nhiều bệnh do virus, vi khuẩn thông thường gây nên như virus cúm, Coxsackie, EV71, virus sốt xuất huyết Dengue, Adeno, Herpes, sởi, rubella, vi khuẩn thương hàn, bạch hầu… Như vậy, bệnh viêm cơ tim chỉ là hậu quả của một bệnh nhiễm trùng khác gây nên chứ không có một loại virus riêng biệt nào là virus viêm cơ tim.
Biểu hiện bệnh viêm cơ tim diễn biến cũng hết sức đa dạng. Hầu hết bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hồi phục hoàn toàn mà không có bất kỳ rối loạn chức năng tim. Nếu viêm cơ tim nhẹ hoặc đang ở giai đoạn đầu, có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như đau ngực nhẹ hoặc khó thở khi gắng sức. Khoảng 30% số bệnh nhân sau đó phát triển bệnh cơ tim giãn. Sốc tim có thể xảy ra trong các trường hợp viêm cơ tim tối cấp nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Không có sự khác biệt về chủng tộc, giới tính. Các nhóm dễ mắc bệnh bao gồm những người bị suy giảm miễn dịch và trẻ em (đặc biệt là trẻ sơ sinh). Bệnh ít gặp, các trường hợp mắc bệnh thường tản phát, riêng lẻ.
Để chủ động phòng bệnh, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân: Khi có những triệu chứng như đau ngực và khó thở, có biểu hiện nhiễm trùng hoặc nhiễm virus, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
Lam Ngọc (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.