Bộ trưởng GD&ĐT tiếp tục gửi công điện ứng phó với bão số 3

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều 7/9, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tiếp tục gửi công điện tới các Sở GD&ĐT về việc tăng cường ứng phó với cơn bão Yagi.

Công điện được gửi tới lãnh đạo Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Nghệ An trở ra nhằm có giải pháp ứng phó với bão, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý giáo dục và nhân dân.

Bộ GD&ĐT yêu cầu, Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố căn cứ tình hình thực tế ở địa phương cho học sinh các cấp nghỉ học để bảo đảm an toàn; tuyệt đối không chủ quan với hoàn lưu sau bão.

Bộ GD&ĐT yêu cầu, đối với những cơ sở giáo dục tổ chức học nội trú, bán trú cần có biện pháp bảo đảm an toàn và chuẩn bị lương thực, nước uống cho học sinh tại ký túc xá. Các cơ sở giáo dục không để các em về nhà trong khi mưa bão, mất an toàn.

Hình ảnh cây cối ở Hà Nội bật gốc trong ngày 7/9.
Hình ảnh cây cối ở Hà Nội bật gốc trong ngày 7/9.

Tiếp tục chủ động các biện pháp phòng tránh mưa ngập, lên phương án bảo đảm an toàn các công trình trường học; di dời máy móc, thiết bị dạy học, tài liệu, hồ sơ lên tầng cao hoặc chuyển đến nơi không có nguy cơ ngập lụt để tránh hư hại.

Lên phương án dọn vệ sinh trường lớp, có biện pháp phòng ngừa dịch bệnh đảm bảo sạch sẽ, an toàn khi học sinh trở lại trường học và có kế hoạch dạy bù trong thời gian học sinh nghỉ học.

Sẵn sàng cho người dân vào tránh trú trong các cơ sở giáo dục có điều kiện cơ sở vật chất an toàn. Nhà trường tổng hợp thiệt hại và lên phương án xử lý báo cáo UBND cấp tỉnh để khắc phục đồng thời ngành giáo dục địa phương báo cáo về Bộ GD&ĐT.

Trước thềm khai giảng năm học mới, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng đã có công điện tới nhiều tỉnh yêu cầu có giải pháp chủ động ứng phó với bão số 3, tuyệt đối không tổ chức lễ khai giảng ở nơi mưa lớn, có nguy cơ sạt lở.

Chiều qua, Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Thanh Hoá... đã có thông báo về việc cho trẻ mầm non, học sinh các cấp nghỉ học để phòng chống bão. Các nhà trường cũng được yêu cầu dừng tất cả hoạt động nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, nhân viên.

Theo Hà Linh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Chị Siu H’Teo (ở giữa, làng Phung, xã Ia Phang) phấn khởi khi kinh tế của gia đình ngày càng ổn định. Ảnh: Q.T

Đào tạo nghề: “Chìa khóa” thoát nghèo bền vững ở Chư Pưh

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Chư Pưh đã triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua đó, người dân được định hướng, tiếp cận nghề nghiệp mới, góp phần cải thiện thu nhập và thoát nghèo bền vững.

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

(GLO)- Ngày 3-12, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 281-KH/TU ngày 11-10-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5-1-2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2025-2030.

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Thay thi bằng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên với những quy định mới; hướng dẫn phương pháp tính giá dịch vụ GD-ĐT là những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 12 năm nay.