Bộ trưởng GD-ĐT trả lời về kiến nghị điều chỉnh việc dạy môn tích hợp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT vừa có trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Thanh Hóa gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề dạy học tích hợp ở cấp THCS.

Cụ thể, cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT.

Việc dạy học môn tích hợp ở cấp THCS vẫn tiếp tục gây băn khoăn, lo lắng của cử tri
Việc dạy học môn tích hợp ở cấp THCS vẫn tiếp tục gây băn khoăn, lo lắng của cử tri

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT dẫn Nghị quyết số 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã xác định rõ về nội dung đổi mới, trong đó, ở cấp tiểu học và cấp THCS thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp. Thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học.

Cụ thể hóa việc thực hiện nghị quyết trên, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 32 về Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó cấp THCS có môn khoa học tự nhiên được tích hợp từ các môn vật lý, hóa học và sinh học; môn lịch sử và địa lý được tích hợp từ các các môn lịch sử, địa lý nhằm tạo thuận lợi cho việc khai thác các nội dung dạy học cụ thể một cách toàn diện từ nhiều khía cạnh.

Xác định đây là những môn học mới, Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn các nhà trường tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được Bộ hướng dẫn, tập huấn từ nhiều năm qua và điều này tiếp tục được áp dụng khi dạy học theo chương trình mới.

Từ chương trình hiện hành, việc khai thác các nội dung bài học từ nhiều khía cạnh theo hướng tích hợp (kiến thức địa lý trong các bài lịch sử và ngược lại, kiến thức hóa học, sinh học trong các bài vật lý và ngược lại) đã được triển khai từ nhiều năm qua.

Ngoài ra, ngày 10.10.2023 Bộ GD-ĐT đã có công văn hướng dẫn và tập huấn tới tất cả các giáo viên dạy 2 môn học này trên toàn quốc. Trong đó, việc phân công giáo viên dạy học môn khoa học tự nhiên, môn lịch sử địa lý bảo đảm sự phù hợp về năng lực chuyên môn được đào tạo của giáo viên với nội dung dạy học được phân công.

Ví dụ, với môn khoa học tự nhiên, giáo viên sẽ được phân công theo các mạch nội dung, không bắt buộc một giáo viên khi chưa được chuẩn bị sẵn sàng về năng lực chuyên môn phải dạy cả chương trình môn học.

Việc phân công giáo viên đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn đảm nhận dạy từ 2 mạch nội dung hoặc toàn bộ chương trình môn học phải thực hiện từng bước, bảo đảm yêu cầu về năng lực chuyên môn của giáo viên để bảo đảm chất lượng dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học; giáo viên dạy học nội dung nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá đối với nội dung đó.

Văn bản trả lời của Bộ GD-ĐT chỉ nêu đã hướng dẫn và tập huấn dạy môn tích hợp mà không đề cập trực tiếp đến kiến nghị của cử tri về việc có điều chỉnh môn tích hợp hay không. Trong khi đó, việc dạy học tích hợp ở cấp THCS luôn là vấn đề gây băn khoăn, bức xúc nhất trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới khi chưa có sự chuẩn bị về đội ngũ giáo viên cho môn học này.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trong buổi gặp gỡ giáo viên phổ thông hồi tháng 8.2023 cũng thừa nhận: "Việc dạy các môn tích hợp, liên môn là một trong những khó khăn nhất khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, là "điểm vướng, nghẽn, khó".

Theo Bộ trưởng, bộ sẽ đưa ra điều chỉnh với việc dạy các môn tích hợp ở bậc THCS.

Theo Tuệ Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Những thủ khoa đặc biệt

Những thủ khoa đặc biệt

Nhiều câu chuyện khó tin nhưng có thật của các bạn trẻ xuất sắc như đạt danh hiệu thủ khoa đầu vào lẫn đầu ra của trường đại học; học tập trong thời gian rất ngắn và thi đỗ thủ khoa hay được tặng thưởng Huân chương Lao động khi còn là cậu học sinh lớp 12.

Đội tuyển học sinh giỏi Trường THPT Chi Lăng năm học 2024-2025 (ảnh đơn vị cung cấp).

Trường THPT Chi Lăng tạo lập môi trường giáo dục toàn diện

(GLO)- Sau 5 năm xây dựng và phát triển, Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) ngày càng khẳng định thương hiệu, là địa chỉ tin cậy để phụ huynh yên tâm gửi gắm con em. Trong mùa xuân mới này, nhà trường tiếp tục hành trình tạo lập môi trường giáo dục toàn diện với bao niềm tin và hy vọng.

APC Gia Lai: Trường học hạnh phúc

APC Gia Lai: Trường học hạnh phúc

(GLO)- 10 năm chưa phải là chặng đường quá dài nhưng cũng đủ để chứng minh cho những kết quả đáng tự hào của Trường Quốc tế châu Á Thái Bình Dương Gia Lai (APC Gia Lai).

Mang mùa xuân về với người nghèo và học sinh vùng khó

Mang mùa xuân về với người nghèo và học sinh vùng khó

(GLO)- Tết Ất Tỵ đang đến gần. Với truyền thống “đoàn kết, tương thân, tương ái” vì cuộc sống cộng đồng, nhóm thiện nguyện Đồng Khánh Tâm (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ huyện Kông Chro vừa tổ chức chương trình “Xuân sẻ chia-Tết sum vầy 2025”.