Bộ Tài chính đề nghị thoái vốn tại Bảo Việt và một số doanh nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tập đoàn Bảo Việt, Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh và Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong là 3 doanh nghiệp được Bộ Tài chính đề nghị SCIC triển khai thoái vốn.
 

 Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)


Bộ Tài chính vừa có văn bản 11910/BTC-TCDN gửi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) đề nghị triển khai thoái vốn năm 2021 theo kế hoạch đã được thông qua.

Bộ Tài chính đề nghị SCIC tập trung triển khai thoái vốn tại ba doanh nghiệp là: Tập đoàn Bảo Việt (mã chứng khoán BVH), Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh (mã chứng khoán BMI) và Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (mã chứng khoán NTP).

Bộ Tài chính cũng nêu rõ thu từ thoái vốn tại ba doanh nghiệp trên nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp trước ngày 20/12/2021 để nộp ngân sách nhà nước.

Theo kế hoạch được công bố, SCIC sẽ thực hiện bán vốn 88 công ty trong năm nay; trong đó, SCIC đang sở hữu 3,26%; 50,7% và 37,1% vốn tương ứng lần lượt tại Bảo Việt, Bảo Minh và Nhựa Thiếu niên Tiền Phong với tổng vốn nhà nước hơn 1.121 tỷ đồng.

Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết 8 tháng vừa qua số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp mới đạt 366 tỷ đồng.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh, cho hay nguyên nhân là do nhiều đơn vị vẫn chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý về thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trước khi cổ phần hóa theo quy định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Còn nhiều vướng mắc, tồn tại về tài chính phải xử lý.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cho biết các giải pháp để đẩy mạnh việc thoái vốn đưa ra phụ thuộc vào việc thực hiện khống chế dịch bệnh COVID-19 trong nước.

Theo dự kiến của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát tại Việt Nam vào cuối năm 2021. Do phong tỏa, giãn cách kéo dài tại một số địa phương lớn nên việc triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn không thực hiện được.

Tại các địa phương kiểm soát được dịch sẽ nới lỏng dần phong tỏa, nên Bộ Tài chính đề nghị tập trung triển khai thoái vốn Nhà nước đối với các doanh nghiệp đã bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC tại một số doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thực hiện theo hình thức khớp lệnh trực tiếp trên sàn giao dịch chứng khoán.

Ngoài ra, tác động của dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến thị trường tài chính, chứng khoán cũng như khả năng thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư dẫn đến việc tổ chức công tác cổ phần hóa và tổ chức thoái vốn nhà nước không đạt như kỳ vọng.

Theo dự kiến, những tháng còn lại của năm 2021, nếu tình hình dịch bệnh được khống chế thì sẽ vẫn còn ảnh hưởng nhất định đến tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn.

Bộ Tài chính cho rằng khả năng cân đối nguồn thu này để nộp vào ngân sách nhà nước sẽ không đảm bảo theo kế hoạch là 40.000 tỷ đồng.

Theo Thùy Dương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

(GLO)- Đến thời điểm này, huyện Chư Pưh đã thu được gần 29 tỷ đồng nộp ngân sách, đạt khoảng 120% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao (trừ tiền sử dụng đất). Từ nay đến hết năm 2024, ngành Thuế huyện tiếp tục triển khai các giải pháp để quản lý thuế, chống thất thu cũng như khai thác tốt các nguồn thu.

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Quốc hội đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong nửa đầu năm 2025; đồng thời yêu cầu chấm dứt việc miễn thuế với hàng giá trị dưới 1 triệu nhập khẩu qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Temu.

Tập huấn kiểm kê tài sản công

Tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công

(GLO)- Ngày 28 và 29-11, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Gia Lai.