Bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư vốn cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1221/QĐ-TTg về việc giao bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư vốn nguồn ngân sách trung ương và giao mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023 của 3 chương trình mục tiêu quốc gia cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư vốn nguồn ngân sách trung ương năm 2023 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cho Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao bổ sung 92,765 triệu đồng để thực hiện Tiểu dự án 2: Đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc.

Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch được giao bổ sung 20.108 triệu đồng thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Ảnh: Đức thụy

Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch được giao bổ sung 20.108 triệu đồng thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Ảnh: Đức thụy

Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch được giao bổ sung 20.108 triệu đồng thực hiện Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Ủy ban Dân tộc được giao bổ sung 67.027 triệu đồng thực hiện Tiểu dự án 2: Đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc.

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam được giao bổ sung 3.288 triệu đồng thực hiện Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc nhiệm vụ truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình.

Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư vốn nguồn ngân sách trung ương năm 2023 của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho 16 tỉnh (Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Thuận, Đak Nông, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước, Sóc Trăng, Cà Mau) để thực hiện Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn. Cụ thể, giao tỉnh Tuyên Quang 82.682 triệu đồng; tỉnh Phú Thọ 91.051 triệu đồng; tỉnh Bắc Giang 35.466 triệu đồng; tỉnh Lai Châu 30.592 triệu đồng; tỉnh Điện Biên 79.934 triệu đồng…

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ giao mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023 của 3 chương trình mục tiêu quốc gia cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án, tổ chức thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn năm 2023

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan: Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chỉ đạo thực hiện phân bổ, giao bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư vốn nguồn ngân sách trung ương năm 2023 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đảm bảo đúng quy định Luật Đầu tư công, Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19-6-2020 của Quốc hội, Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định có liên quan.

Yêu cầu Chủ tịch UBND 16 tỉnh: Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Thuận, Đak Nông, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước, Sóc Trăng, Cà Mau chỉ đạo thực hiện phân bổ, giao bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư vốn nguồn ngân sách trung ương năm 2023 của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho các cơ quan, đơn vị và cấp trực thuộc bảo đảm phù hợp với các quy định Luật Đầu tư công, Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28-7-2021 của Quốc hội, Nghị quyết số 93/2023/QH15 ngày 22-6-2023 của Quốc hội, Hiệp định cam kết với nhà tài trợ và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ từng chương trình mục tiêu quốc gia theo địa bàn quản lý; kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án, tổ chức thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn năm 2023 đảm bảo đúng quy định pháp luật; cá thể hóa trách nhiệm của người đứng đầu, gắn kết quả giải ngân với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Thủ trưởng các bộ, cơ quan trung ương và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, cơ quan thanh tra, kiểm toán và các cơ quan liên quan khác về tính chính xác của thông tin số liệu, mức vốn phân bổ cho từng dự án theo quy định của pháp luật.

Báo cáo kết quả phân bổ trước ngày 30-10-2023

Thủ tướng Chính phủ giao các cơ quan trung ương (bao gồm: Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam), UBND 16 tỉnh (bao gồm: Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Thuận, Đak Nông, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước, Sóc Trăng, Cà Mau) phân bổ chi tiết dự toán chi đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư vốn nguồn ngân sách trung ương bổ sung năm 2023 cho các cơ quan, đơn vị và cấp trực thuộc theo nội dung, dự án thành phần và danh mục dự án đầu tư công (nếu có); báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, cơ quan chủ chương trình, chủ dự án thành phần kết quả phân bổ trước ngày 30-10-2023.

Các bộ, cơ quan trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo cập nhật kết quả phân bổ, giao và tổ chức thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 (bao gồm: vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, vốn tự cân đối của ngân sách địa phương) của các chương trình mục tiêu quốc gia về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, cơ quan chủ chương trình trước ngày 20 hàng tháng.

Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương thực hiện Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn đảm bảo đúng mục tiêu, hiệu quả và tiến độ thực hiện, giải ngân vốn theo quy định.

Ủy ban Dân tộc, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan chủ dự án thành phần: Giám sát, đôn đốc tiến độ phân bổ, giao dự toán chi đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư vốn và tổ chức thực hiện các nội dung thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đảm bảo tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn trong năm 2023; tổng hợp tiến độ thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 25 hàng tháng.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan chủ Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan liên quan về tính chính xác của số liệu, nội dung báo cáo đề xuất; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc tình hình phân bổ, giao kế hoạch và thực hiện kế hoạch đầu tư vốn giao bổ sung trong năm 2023 của các chương trình mục tiêu quốc gia theo đúng quy định.

Giao Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo tiến độ phân bổ, giải ngân dự toán chi đầu tư giao bổ sung trong năm 2023 của các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Trước làn sóng gia tăng tội phạm công nghệ cao và lừa đảo tài chính qua mạng, ngành ngân hàng đang phối hợp các cơ quan liên quan tiến hành làm sạch hệ thống, trong đó có việc xóa sổ hàng chục triệu tài khoản ngân hàng nếu không xác thực danh tính, còn gọi là tài khoản “ngủ đông”.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

(GLO)- Sở Tài chính Gia Lai và các đơn vị liên quan đang tăng tốc rà soát, tổng hợp số liệu xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị xây dựng phương án bàn giao nguồn tài chính, ngân sách theo đúng quy định.

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Tại hội nghị trực tuyến về đánh giá tình hình thực hiện và thúc đẩy tiến độ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2025 do UBND tỉnh Gia Lai tổ chức chiều 4-6, các đại biểu đều cho rằng cần khẩn trương phân bổ vốn để triển khai chương trình này.

Đồng Yên mệnh giá 5.000 và 10.000 của Nhật Bản. (Ảnh: Internet)

Quốc gia nào đang là “chủ nợ” lớn nhất thế giới?

(GLO)- Lần đầu tiên sau 34 năm, Nhật Bản không còn là quốc gia nắm giữ vị thế chủ nợ lớn nhất thế giới, khi bị Đức vượt qua về quy mô tài sản ròng ở nước ngoài. Đây là một cột mốc đáng chú ý, diễn ra trong bối cảnh tài sản ròng ở nước ngoài của Nhật vẫn tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2024.

null