Bộ NNPTNT đề nghị Trung Quốc tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước tình hình diễn biến xấu của dịch bệnh Covid-19, ngày 9/4, Bộ NNPTNT gửi thư tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc quan tâm chỉ đạo để tạo thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu nông sản, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường hai nước.
Trong thư, Bộ NN&PTNT đề nghị Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc quan tâm chỉ đạo các lực lượng Hải quan các địa phương của Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam tăng cường hợp tác, khắc phục các khó khăn trước mắt, kéo dài thời gian làm việc thông quan hàng ngày, tạo mọi điều kiện thông thoáng về thủ tục, nhất là thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa và thủ tục kiểm dịch xuất nhập cảnh qua biên giới.
 
Bộ NN&PTNT vừa gửi thư tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc quan tâm chỉ đạo để tạo thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu nông sản, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường hai nước. Ảnh: I.T
Cũng trong ngày 9/4, Bộ NN&PTNT có công văn số 2487/BNN-CBTTNS gửi UBND  các tỉnh, thành phố, các hiệp hội ngành hàng nông sản để thông tin về tình hình xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Bộ NN&PTNT cho biết, trước tình hình diễn biến xấu của dịch bệnh Covid-19, Bộ NN&PTNT đã trao đổi, phối hợp với các bộ ngành hữu quan, các tỉnh biên giới Việt-Trung cập nhật tình hình dịch bệnh, hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại nông sản.
Hiện nay, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, một số địa phương phía Trung Quốc đã tăng cường thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát dịch bệnh và ngăn chặn lây nhiễm từ nước ngoài vào nội địa.
Cụ thể, từ ngày 3/4, phía Quảng Tây (Trung Quốc) đã ban hành thông báo về việc tăng cường quản lý dịch bệnh từ nước ngoài tại các cửa khẩu đường bộ và đường thủy, theo đó thực hiện quản lý nghiêm cửa khẩu và các đường mòn biên giới.
Ngoài cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Bằng Tường), cửa khẩu Đông Hưng (Đông Hưng); các cửa khẩu (lối mở) khác gồm cửa khẩu đường sắt Bằng Tường, cửa khẩu Thủy Khẩu (huyện Long Châu), cửa khẩu Ái Điểm (huyện Ninh Minh), cửa khẩu Động Trung (Khu Phòng Thành), lối mở Pò Chài (Bằng Tường), lỗi mở Lũng Vài (Bằng Tường), cầu phao tạm km3 4 (Đông Hưng), lối mở Nà Ráy (Tịnh Tây) chỉ duy trì chức năng thông quan hàng hóa.
Tạm thời đóng các cửa khẩu, lối mở khác, thực hiện phòng dịch nghiêm ngặt đối với hoạt động trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. Tại các cửa khẩu trên bộ, cấm thông hành đối với người của nước thứ 3.
Từ ngày 30/3, phía Trung Quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, quản lý chặt chẽ các lái xe và đại lý khai báo Hải quan người Trung Quốc sang khu vực cách ly phía Việt Nam để giao dịch; không cho phép các lái xe đến từ các tỉnh đã có ca bị lây nhiễm của Việt Nam nhập cảnh vào Trung Quốc.
Đồng thời đề nghị thành lập đội lái xe chuyên trách tại cửa khẩu chở hàng qua lại cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan và cặp cửa khẩu phụ Tân Thanh - Pò Chài sẽ áp dụng từ ngày 7/4, yêu cầu lái xe đến từ các tỉnh chưa phát sinh ca bị lây nhiễm dịch bệnh không được ra khỏi địa bàn thành phố Lạng Sơn và phải có kết quả xét nghiệm âm tính đối với Covid-19; chỉ những người có tên trong danh sách Đội lái xe mới được xuất cảnh, nhập cảnh chở hàng hóa xuất nhập khẩu qua lại hai bên.
Theo thông báo từ phía thị Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc), từ ngày 7/4, các cửa khẩu phụ: Tân Thanh, Cốc Nam chỉ thông quan 5 tiếng/ngày (buổi sáng từ 08 giờ 00 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 12 giờ 00 đến 14 giờ 00, giờ Hà Nội), nghỉ vào các ngày cuối tuần và dịp lễ, tết.
Phía Trung Quốc tiếp tục tăng cường quản lý đối với xe hàng và lái xe qua biên giới. Đối với xe hàng xuất nhập cảnh, tiến hành khử trùng kỹ theo quy trình liên quan; yêu cầu đăng ký đối với tất cả lái xe chở hàng qua biên giới, thực hiện vận tải theo điểm và tuyến cố định. Xe hàng Việt Nam thực hiện bốc dỡ tại bãi hàng được chỉ định tại khu vực cửa khẩu, lái xe phía Việt Nam chỉ được giới hạn hoạt động tại khu vực bãi hàng và xuất cảnh trong ngày.
Phía Trung Quốc cũng thông báo cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài ngày 8-9/4 làm việc từ 7h30 theo giờ Hà Nội; sau 14 giờ chiều không cho xe hàng sang nữa và đúng 16h30 hết giờ làm việc (theo giờ Hà Nội), lái xe chưa giao được hàng sẽ được bố trí về qua mốc 1090 (đường cũ).
Trước tình hình trên, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở NN&PTNT, Sở Công thương rà soát, thông báo tới các doanh nghiệp trước mắt tạm dừng đưa hàng nông sản, nhất là mặt hàng hoa quả lên khu vực Lạng Sơn để chờ thông quan hết số hàng đang tồn đọng tại cửa khẩu. Phía tỉnh Lạng Sơn và các địa phương biên giới chủ động bám sát tình hình, kịp thời thông báo tới các địa phương cả nước về tình hình thông quan trong thời gian tới.
Các địa phương thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; thường xuyên theo dõi sát tình hình sản xuất và lưu thông nông sản ở địa phương, không bị ứ đọng cục bộ, kịp thời thông báo tình hình đến các doanh nghiệp và người sản xuất để chủ động trong điều chỉnh kế hoạch sản xuất và nhu cầu của thị trường tiêu thụ
Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường thu mua nông sản nhất là rau củ quả, thủy sản, tăng cường công tác quản lý chất lượng, chế biến phục vụ nhu cầu tiêu thụ, xuất khẩu; khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua, cung ứng thị trường trong nước.
Thực hiện các giải pháp ứng phó với tình hình dịch bệnh, trong đó định hướng các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động chuyển hướng thị trường; chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra giám sát, kiên quyết xử lý các hành vi trục lợi ép giá, gian lận thương mại, gây tâm lý hoang mang cho người sản xuất và người tiêu dung.
Đối với các Hiệp hội ngành hàng nông lâm thủy sản, cộng đồng doanh nghiệp, Bộ NN&PTNT đề nghị thường xuyên cập nhật thông tin chính xác, điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu hàng hóa nông lâm thủy sản, trước mắt tạm dừng đưa hàng nông sản lên Lạng Sơn, bám sát tình hình, cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, các tỉnh biên giới về tình hình thông quan, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.
Động viên các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản nhất là các sản phẩm phục vụ chế biến tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đề nghị các địa phương, Hiệp hội ngành hàng thường xuyên chủ động cập nhật thông tin, kiến nghị những khó khăn, vướng mắc của địa phương, ngành hàng, doanh nghiệp để Bộ NN&PTNT phối hợp với các Bộ, ngành liên quan giải quyết, trường hợp các kiến nghị vượt thẩm quyền, Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Hoạt động xuất - nhập khẩu nông sản qua các cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc
Toàn tuyến các cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc tại 7 tỉnh biên giới phía Bắc hiện có 34 cửa khẩu, bao gồm: 7 cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu chỉnh, 20 cửa khẩu phụ. Trong 3 tháng đầu năm 2020, tổng số xe hàng hóa mà Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu tuyến biên giới phía Bắc đạt 38.493 xe, ở chiều nhập khẩu ghi nhận 32.635 xe hàng hóa nguyên phụ liệu, hoạt động xuất nhập khẩu nông sản tại các cửa khẩu một số tỉnh biên giới phía Bắc
Tại tỉnh Lạng Sơn: Trên cơ sở đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh và kết quả trao đổi hội đàm của Lạng Sơn với chính quyền Quảng Tây, tỉnh đã tích cực, chủ động 2 triển khai các cơ chế chính sách, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu một cách linh hoạt; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; phân luồng, điều tiết, bố trí, sắp xếp hợp lý các xe chở hàng xuất khẩu tại các bến bãi trong cửa khẩu và trên các tuyến Quốc lộ để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu, kết quả
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) đã có 6/12 cặp cửa khẩu thực hiện thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa, cụ thể: cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, ga đường sắt Đồng Đăng - Bằng Tường; cặp cửa khẩu song phương Chi Ma - Ái Điểm; các cặp cửa khẩu phụ Tân Thanh - Pò Chài, Cốc Nam - Lũng Nghịu và Bình Nghi - Bình Nhi Quan.
Lưu lượng xuất nhập khẩu hàng hóa khoảng 1.200 xe/ngày (thời gian trước giai đoạn dịch bệnh, thông thường từ 3.000-4.000 xe/ngày), kết quả thông quan từ ngày 05/02/2020 đến hết ngày 29/3/2020 đạt 30.317xe (xuất khẩu 15.258 xe, nhập khẩu 15.059 xe) tương đương trên 848 nghìn tấn. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản (thanh long, mít, dưa hấu, chuối, xoài, nhãn chiếm 80%); mặt hàng nhập khẩu là linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị, nguyên liệu sản xuất.
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn 3 tháng đầu năm 2020 ước đạt khoảng 250 triệu USD.
Tại tỉnh Quảng Ninh: Hàng hóa thông quan nhanh chóng, bố trí cán bộ công chức, chiến sĩ làm ngoài giờ để giải quyết thông quan, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giải phóng hàng ngay trong ngày, không có hiện tượng ùn tắc phương tiện, hàng hóa, thực hiện các biện pháp cao nhất trong phòng chống dịch Covid-19.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2020 ước đạt 667 triệu USD; trong đó qua cửa khẩu cầu Bắc Luân II: đến nay đã có hơn 90 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu: Tống số phương tiện chở hàng hóa là 6.586 phương tiện, bằng 117,48% cùng kỳ; hàng nông sản xuất khẩu đạt 2.980 tấn bao gồm: Mít sấy khô, cà phê, hạt dẻ, hạt đậu khấu, tinh dầu quế....

Tại tỉnh Lào Cai: Tổng giá trị xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai 3 tháng đầu năm 2020 ước đạt 470,11 triệu USD; trong đó, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu bao gồm: thanh long, dưa hấu, chuối, xoài, sắn và các sản phẩm từ sắn, hạt tiêu, gỗ các loại.

Khương Lực (Dân Việt) 

http://danviet.vn/nha-nong/bo-nnptnt-de-nghi-trung-quoc-tao-thuan-loi-cho-xuat-nhap-khau-nong-san-1077256.html

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Đổi đời nhờ cây ăn quả

Đổi đời nhờ cây ăn quả

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Gia Lai đã đầu tư trồng cây ăn quả với khát vọng vươn lên làm giàu. Và, nhiều người trong số họ đã thực sự đổi đời với thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.