Bộ Giáo dục yêu cầu Đại học Huế đánh giá lại luận án tiến sĩ đạo văn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) cho biết, Bộ vừa có công văn yêu cầu Đại học Huế tổ chức đánh giá lại nội dung luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An Hòa. Trước đó, luận án tiến sĩ này bị kết luận có lỗi đạo văn.

Lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học thông tin, sau khi nhận được công văn của Đại học Huế về việc giải quyết đơn thư tố cáo việc luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An Hòa - Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học (Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế) - đạo văn, Bộ GD&ĐT đã xem xét và có ý kiến về việc này.

Trong công văn trả lời về việc xử lý trường hợp luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An Hòa bị kết luận có lỗi đạo văn, Bộ GD&ĐT yêu cầu Đại học Huế tổ chức đánh giá lại luận án tiến sĩ này, từ đó xác định hình thức kỉ luật đối với bà Hòa.

Trường hợp luận án không còn đáp ứng yêu cầu của một luận án tiến sĩ, Đại học Huế cần xem xét trách nhiệm của hội đồng đã thông qua luận án tiến sĩ nêu trên.

Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu Đại học Huế báo cáo trước ngày 31/1/2025.

Bà Lê Thị An Hòa là nghiên cứu sinh chuyên ngành Lịch sử khóa năm 2013 của Trường đại học Khoa học (Đại học Huế). Bà bảo vệ thành công luận án tiến sĩ năm 2018 với nội dung: Quá trình hình thành, phát triển và biến đổi lễ hội cung đình ở Huế từ năm 1802 đến năm 1945. Sau đó, bà Lê Thị An Hòa được cấp bằng tiến sĩ.

Sau khi nhận được thông tin tố cáo, giám đốc Đại học Huế đã chỉ đạo lập tổ xác minh liên quan đến hai nội dung là lỗi đạo văn và lỗi sử dụng sai sử liệu trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An Hòa.

Qua xác minh, Đại học Huế kết luận, nội dung tố cáo luận án tiến sĩ có đạo văn là tố cáo đúng. Lỗi đạo văn được xác định là 12 trang (căn cứ quy định tại khoản 6 điều 3 quyết định số 1860/QĐ-ĐHH ngày 30/11/2023 của giám đốc Đại học Huế quy định liêm chính học thuật trong đào tạo trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ tại Đại học Huế). Ngoài ra, luận án có sai về sử liệu.

Tuy nhiên, do có những quy định liên quan đến việc thẩm định lại luận án tiến sĩ nên Đại học Huế có văn bản xin ý kiến Bộ GD&ĐT và Bộ đã có công văn phản hồi nêu trên.

Theo Nghiêm Huê (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.