Bộ GD-ĐT ban hành 8 chương trình giáo dục nâng cao dân trí

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

8 chương trình giáo dục đã được Bộ GD-ĐT xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân, góp phần nâng cao dân trí, phát triển bản thân để tạo thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư số 18 quy định Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ, có hiệu lực thi hành từ ngày 14.1.2025.

Chương trình giáo dục về pháp luật, văn hóa, khởi nghiệp, chuyển đổi số...

Theo đó, mục tiêu của chương trình giáo dục nhằm tạo cơ hội học tập cho người học có nhu cầu cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, sản xuất và tiếp nhận công nghệ mới. Bên cạnh đó, phát triển kinh tế tạo thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình; đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, nhu cầu học tập thường xuyên và học tập suốt đời của người dân.

Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học ban hành theo thông tư này áp dụng cho các cơ sở giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục khác nhằm đáp ứng các mục tiêu trên.

Chuyển đổi số là một trong những chương trình học Bộ GD-ĐT ban hành để giúp người dân nâng cao kiến thức đáp ứng nhu cầu công việc và học tập suốt đời
Chuyển đổi số là một trong những chương trình học Bộ GD-ĐT ban hành để giúp người dân nâng cao kiến thức đáp ứng nhu cầu công việc và học tập suốt đời

Cụ thể, chương trình được xây dựng theo 8 lĩnh vực gồm giáo dục pháp luật, giáo dục văn hóa - xã hội, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục bảo vệ sức khỏe, giáo dục phát triển kinh tế, giáo dục kỹ năng sống và tư vấn tâm lý, giáo dục hướng nghiệp và khởi nghiệp, giáo dục chuyển đổi số trong cộng đồng.

Mỗi chương trình giáo dục có thời lượng 189 tiết với rất nhiều nội dung kiến thức. Chẳng hạn chương trình giáo dục pháp luật người học sẽ được học quyền con người, quyền công dân, pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, hôn nhân gia đình, an toàn thông tin mạng...

Chương trình giáo dục văn hóa xã hội cung cấp kiến thức về văn hóa Việt Nam như di sản văn hóa, lễ hội truyền thống, văn hóa ứng xử trên không gian mạng, bình đẳng giới... Giáo dục hướng nghiệp và khởi nghiệp trang bị nhiều kiến thức kỹ năng như cha mẹ tư vấn, hỗ trợ con định hướng nghề nghiệp, các giai đoạn khởi nghiệp...

Được cấp giấy chứng nhận khi đạt yêu cầu

Căn cứ vào nội dung và yêu cầu cần đạt của từng chương trình cụ thể, các cơ sở giáo dục sẽ chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học linh hoạt đối với từng chương trình theo các lĩnh vực, tối thiểu mỗi chương trình từ 30 tiết trở lên cho các đối tượng người học.

Tùy vào nội dung của các chủ đề và đối tượng người học, giáo viên có thể lựa chọn, tổ chức học tập theo các hình thức gồm: học tập trung, học ở thực địa, học qua các buổi tập huấn chuyển giao khoa học - công nghệ, các buổi nói chuyện trực tiếp, lồng ghép thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt nhóm, tham quan thực tế, tổ chức hội thi...

Người học hoàn thành chương trình giáo dục cụ thể, kiểm tra đạt yêu cầu được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục.

Theo Mỹ Quyên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Dạy thêm trái quy định bị xử lý thế nào?

Dạy thêm trái quy định bị xử lý thế nào?

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp (Hà Nội) cho rằng, khi đã có quy định về các trường hợp “cấm” dạy thêm học thêm, nếu giáo viên vi phạm sẽ phải chịu hình thức kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi việc.

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

(GLO)- Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh vừa công bố thông tin sẽ dành 15% chỉ tiêu để xét tuyển thẳng năm 2025, trong đó ưu tiên tuyển học sinh thuộc 149 trường THPT trên cả nước bằng điểm học bạ. Tỉnh Gia Lai có Trường THPT chuyên Hùng Vương nằm trong danh sách ưu tiên này.

Giáo viên 'nháo nhào' đăng ký dạy thêm

Giáo viên 'nháo nhào' đăng ký dạy thêm

Hôm nay (14/2), Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực. Trước giờ “G”, do chưa thể đăng ký kinh doanh cũng như chưa tìm được trung tâm “bảo trợ”, nhiều giáo viên đã tạm ngưng dạy hoặc dạy online để tìm cách thích ứng.

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

(GLO)- Khoảng thời gian đầu năm là lúc các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đồng loạt đưa ra phương thức xét tuyển đầu vào đối với học sinh tốt nghiệp THPT. Các em học sinh lớp 12 sẽ đưa ra lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Điều quan tâm lúc này là làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

(GLO)- Hành trình dạy tiếng Anh cho trẻ em yếu thế của nam sinh Nguyễn Viết Minh-Lớp 8.1, Trường THCS Lý Tự Trọng (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) thời gian qua đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng. Bằng việc làm này, em đã biến tình yêu Anh ngữ của mình trở nên thiết thực, đầy ý nghĩa.