Bộ GD-ĐT chỉ đạo tránh việc in mờ đề trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn lưu ý các địa phương khi tổ chức thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông phải ưu tiên trang thiết bị tốt nhất đồng thời vẫn cần kiểm tra kỹ để tránh sai sót.
Thi sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+)

Thi sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+)

Rút kinh nghiệm từ vụ in đề thi in mờ dẫn đến thí sinh hiểu nhầm đề trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội vừa qua, các địa phương cần phải ưu tiên trang thiết bị tốt nhất đồng thời vẫn cần kiểm tra kỹ.

Đây là một trong những chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tại Hội nghị về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2023 giữa Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia và Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh. Hội nghị diễn ra sáng nay, 15/6, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng lưu ý ban chỉ đạo thi các địa phương chú trọng công tác tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi; công tác sao in, vận chuyển, bảo quản đề thi; giao nộp bài thi. Bên cạnh đó, cần có phương án dự phòng cho các trường hợp thiên tai, phòng chống cháy nổ và đảm bảo không cắt điện trong thời gian diễn ra kỳ thi, khu vực in sao đề thi, chấm thi.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2023, kỳ thi năm nay có nhiều thuận lợi như dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát; học sinh lớp 12 được đến trường học trực tiếp; có lực lượng đủ kinh nghiệm để tổ chức Kỳ thi với quy mô lớn, phù hợp với từng địa bàn, từng tỉnh.

Tuy nhiên, kỳ thi vẫn có những khó khăn như lứa học sinh dự thi tốt nghiệp năm nay có hai năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, tâm lý chủ quan có thể xuất hiện do các đơn vị đã quen với việc tổ chức thi. Bên cạnh đó, tình hình thời tiết cực đoan, khắc nghiệt, nắng nóng, thiếu điện… cũng là những khó khăn cần phải có phương án dự phòng.

Theo đó, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị Ban Chỉ đạo cấp quốc gia, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh quán triệt nhận thức về kỳ thi với tính chất hết sức quan trọng. Kết quả thi vừa để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, vừa là yếu tố đánh giá chất lượng chỉ đạo tổ chức dạy học của địa phương trong giáo dục phổ thông; nhiều cơ sở giáo dục đại học vẫn sử dụng kết quả thi này để xét tuyển. Kỳ thi lại tổ chức trên quy mô lớn, số lượng người tham gia đông, các địa phương địa hình khác nhau… nên hết sức phức tạp. Vì thế, việc tổ chức thi cần bảo đảm các yếu tố nghiêm túc, công bằng, khách quan, an toàn, đúng quy chế.

Có thể bạn quan tâm

Trường THPT Pleiku nâng cao chất lượng dạy học

Trường THPT Pleiku nâng cao chất lượng dạy học

(GLO)- Sau gần 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đối với lớp 10 và 11, Trường THPT Pleiku đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cũng như nâng cao chất lượng dạy học.
406 thí sinh dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

406 thí sinh dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Ngày 4 và 5-5, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 2 năm 2024. Kết quả bài thi này là một trong những phương thức dành cho thí sinh muốn xét tuyển vào các ngành đào tạo chính quy của trường.

Học trò nông trường năm ấy

Học trò nông trường năm ấy

(GLO)- Tôi được chuyển từ Trường Sư phạm Mẫu giáo Gia Lai-Kon Tum (đóng ở Kon Tum) về Trường Phổ thông cơ sở xã Ia Grai, huyện Chư Păh (nay là xã Ia Tô, huyện Ia Grai) từ đầu năm học 1977-1978. Sau đó, nhà trường điều tôi vào dạy lớp 1 tại điểm trường làng Delung.