Bình yên làng Pốt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 4 năm triển khai mô hình “Buôn làng bình yên, gia đình hạnh phúc”, tình hình an ninh trật tự và ý thức chấp hành pháp luật của người dân làng Pốt (xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) chuyển biến rõ rệt, đời sống ngày càng ổn định.

Làng Pốt giáp ranh với xã Tây Giang (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) và làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ). Những năm trước, làng Pốt được xem là địa bàn phức tạp về an ninh trật tự. Nguyên nhân là do các đối tượng bất hảo ở các địa bàn lân cận tụ họp với thanh-thiếu niên hư hỏng trong làng tổ chức uống rượu, bia rồi ẩu đả, vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Trong đời sống thường nhật lại phát sinh mâu thuẫn trong cộng đồng, đốt phá rừng cũng diễn ra phổ biến. Từ thực tế đó, Công an xã Song An đã tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại địa phương.

Tháng 12-2020, mô hình “Buôn làng bình yên, gia đình hạnh phúc” tại làng Pốt được thành lập với 12 thành viên gồm những người có uy tín và các thành viên trong hệ thống chính trị của làng. Nhiệm vụ của các thành viên là tuyên truyền pháp luật, tuần tra giữ gìn an ninh trật tự, tham gia phòng-chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật. Khi có vụ việc phức tạp thì kịp thời có mặt và báo cáo ngay cho cơ quan Công an.

Ngay sau khi thành lập, Công an xã Song An đã hướng dẫn các thành viên về mặt chuyên môn, nghiệp vụ. Phân công nhiệm vụ, tổ chức tuần tra, canh gác tại những tụ điểm, địa bàn xung yếu để nắm bắt tình hình, quan tâm đời sống của người dân. Trong đó, tập trung vào công tác quản lý, giáo dục, cảm hóa các trường hợp thanh-thiếu niên vi phạm; tổ chức tuyên truyền pháp luật, thông tin phương thức, thủ đoạn của tội phạm, tệ nạn xã hội, trật tự an toàn giao thông, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ…

Riêng trong năm 2022, các thành viên đã cung cấp cho cơ quan Công an 8 tin về tình hình an ninh trật tự, giải quyết 4 vụ việc mâu thuẫn đánh nhau, trong đó có 2 vụ giữa thanh niên làng Groi với làng Pốt; phát hiện, dập tắt 2 vụ cháy rừng.

Một góc làng Pốt. Ảnh: R’Ô HOK

Một góc làng Pốt. Ảnh: R’Ô HOK

Trưởng thôn Đinh Chay cho biết: Làng có 81 hộ/355 khẩu người Bahnar. Trước đây, đời sống bà con còn khó khăn, trình độ hiểu biết và nhận thức pháp luật còn hạn chế nên tình hình an ninh trật tự trong làng khá phức tạp. Từ khi thành lập mô hình “Buôn làng bình yên, gia đình hạnh phúc”, ý thức chấp hành pháp luật của bà con ngày càng nâng cao, sự gắn kết giữa các hộ gia đình ngày càng bền chặt.

“Các thành viên mô hình cũng thường xuyên phối hợp với các tổ hòa giải nắm bắt những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh, không để xảy ra những vụ việc nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Vào thời gian cao điểm làm thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử, các thành viên còn phối hợp với lực lượng Công an đến tận nhà người dân tuyên truyền, vận động. Nhờ vậy, đến nay, 100% người dân trong làng đều đã có thẻ căn cước công dân”-ông Chay cho hay.

Ông Đinh Bắc bày tỏ: “Bây giờ, tình trạng thanh-thiếu niên tụ tập ăn nhậu, đánh nhau, phóng xe nẹt pô không còn xảy ra. Các vụ tranh chấp mâu thuẫn phát sinh trong làng cũng được tháo gỡ kịp thời, tình đoàn kết xóm làng càng thắt chặt, mọi người giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”.

Trao đổi với P.V, Đại úy Lê Công Bình-Phó Trưởng Công an xã Song An-cho hay: “Từ khi mô hình “Buôn làng bình yên, gia đình hạnh phúc” được triển khai, tình hình an ninh trật tự ở làng Pốt có nhiều chuyển biến tích cực, các vụ việc vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội giảm. Mô hình này đã thực sự phát huy hiệu quả, góp phần phòng ngừa, đấu tranh tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật tại địa phương”.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Qua vùng đất cổ An Khê

Qua vùng đất cổ An Khê

(GLO)- “Ai về nhắn với nậu nguồn/Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Không hiểu sao mỗi khi câu ca dao ấy ngân lên, tôi lại nhớ đến địa linh Tây Sơn thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, tiếp giáp giữa đồng bằng ven biển và Tây Nguyên rộng lớn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.