Binh đoàn 15: Quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Những năm qua, Binh đoàn 15 đã tập trung đầu tư, giúp đỡ các địa phương trên địa bàn đơn vị đứng chân xây dựng cơ sở hạ tầng, làm tốt công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội. Nổi bật là việc xây dựng hệ thống điểm trường mầm non phục vụ cho sinh hoạt, học tập của con em người lao động của đơn vị và đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

 

 Các cháu Trường Mầm non Sao Mai (huyện Đức Cơ) trong giờ vui chơi. Ảnh: P.N
Các cháu Trường Mầm non Sao Mai (huyện Đức Cơ) trong giờ vui chơi. Ảnh: P.N

Hơn 15 năm qua, Trường Mầm non Sao Mai (Công ty TNHH một thành viên 75) đã trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh ở huyện biên giới Đức Cơ. Nhà trường hiện đang nuôi dạy hơn 1.000 trẻ theo hình thức bán trú với hệ thống cơ sở vật chất, trang-thiết bị dạy học khang trang, hiện đại. Trường có 138 cán bộ, giáo viên, gần 100% giáo viên đạt chuẩn. Từ năm 2017 đến nay, trường có 8 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 1 giáo viên dạy giỏi cấp bộ và 1 Nhà giáo Ưu tú.

Cô Hồ Thị Linh-Hiệu trưởng Trường Mầm non Sao Mai-cho biết: “Nhờ có sự quan tâm của Binh đoàn 15, cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư xây dựng khang trang. Phụ huynh rất quan tâm và nhiệt tình hỗ trợ nhà trường trong công tác giáo dục trẻ, tỷ lệ trẻ đến trường tăng lên rõ rệt. Khẩu phần ăn của các cháu hàng ngày được thay đổi, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Các cháu đến trường được chăm sóc chu đáo nên phụ huynh cũng rất phấn khởi”. Anh Rơ Lan Keo (xã Ia Dơk) cho hay: “Trước đây chưa có nhà trẻ, mỗi ngày đi rẫy, chúng tôi thường đưa con theo. Bây giờ có trường rồi, gửi con ở trường chúng tôi thấy yên tâm và hài lòng vì môi trường học xanh-sạch-đẹp. Về nhà, các cháu còn biết nghe lời, chào hỏi và rất ngoan”.

Ngoài 11 trường mầm non tập trung (trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I), Binh đoàn 15 hiện có 130 điểm trường nằm rải rác ở các đội sản xuất, trong đó có 83 điểm trường ở khu vực biên giới. Các trường mầm non của Binh đoàn hiện thu hút gần 6.000 học sinh, trong đó có 2.066 cháu người dân tộc thiểu số. Trong công tác tuyển dụng, Binh đoàn ưu tiên giáo viên là người dân tộc thiểu số tại chỗ. Cô Kpui Goe-giáo viên điểm trường mầm non Đội 9 (Công ty 75) ở xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ-chia sẻ: “Các cháu theo học ở điểm trường này đều là người dân tộc thiểu số. Hồi mới vào học, các cháu hầu như không nói và không hiểu được tiếng phổ thông. Vì vậy, tôi phải dạy song ngữ và kèm theo những bức tranh để các cháu dễ hiểu. Tôi còn luôn chuẩn bị sẵn những món quà nhỏ để động viên. Ai nói đúng tiếng phổ thông, cô thưởng, ai chưa nói đúng, cô cũng thưởng nhưng ít hơn. Cứ như thế dần dần các cháu tiến bộ lên rất nhiều”.

Phụ huynh trước giờ đón con. Ảnh: P.N
Phụ huynh trước giờ đón con. Ảnh: P.N



Bên cạnh công tác chuyên môn, 700 cán bộ, giáo viên công tác tại các điểm trường mavm non cũng là những tuyên truyền viên tích cực của Binh đoàn 15 trong vận động con em đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đến trường. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp tại các trường mầm non thuộc Binh đoàn 15 đạt 100%, duy trì sĩ số đạt 99,5%. Trong điều kiện khó khăn do giá mủ cao su xuống thấp, Binh đoàn vẫn hỗ trợ kinh phí mua đồ dùng học tập và tiền ăn cho học sinh dân tộc thiểu số. Ngoài ra, một số điểm trường còn tận dụng diện tích đất sẵn có để trồng rau xanh, nuôi gà nhằm bổ sung nguồn thực phẩm cho các cháu. Có con theo học tại Trường Mầm non Sao Mai-điểm trường làng Hrang (xã Ia Kriêng), chị Rơ Lan HXiêm bày tỏ: “Chúng tôi rất yên tâm gửi con theo học tại trường. Gia đình rất mừng khi thấy cháu ngoan ngoãn, biết hát, biết múa, tự rửa mặt, đánh răng...”.

Trao đổi với P.V, ông Võ Công Dương-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đức Cơ-nhận xét: Các trường mầm non thuộc Binh đoàn 15 được thành lập theo nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh, trong quá trình hoạt động chưa phát sinh khó khăn gì đáng kể, các công ty cũng tạo điều kiện thuận lợi để các trường hoàn thành nhiệm vụ. Điều đó thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Binh đoàn đối với công tác giáo dục mầm non, nhất là ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. “Chúng tôi chỉ quản lý về công tác chuyên môn, còn chế độ chính sách của giáo viên đều thuộc phạm vi quản lý của các công ty. Có thể nói các trường đã đóng góp rất nhiều vào thành tích chung của ngành Giáo dục huyện nhà”-ông Dương chia sẻ thêm.

 PHẠM NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Từ sáng sớm ngày 2-11, nhiều du khách gần xa đã có mặt tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai) để đón xem Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh năm 2024. Không khí "trẩy hội" nơi biên giới vô cùng rộn ràng, náo nhiệt. Dưới đây là một số hình ảnh P.V Báo Gia Lai ghi nhận được.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

(GLO)- Nhờ triển khai thực hiện nghiêm nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, thời gian qua, Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) đã đạt được những thành tích nổi bật và khẳng định năng lực lãnh đạo toàn diện trên các mặt công tác.

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

(GLO)- Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã tập trung nguồn lực hỗ trợ sinh kế, nhà ở và tạo việc làm cho người nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội.

Phú Thiện quyết tâm về đích nông thôn mới vào năm 2025

Phú Thiện quyết tâm về đích nông thôn mới vào năm 2025

(GLO)- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020-2025) đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện nông thôn mới. Trên cơ sở mục tiêu đề ra, huyện đã huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới và đạt được những kết quả khả quan.

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Nhằm triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh đã thành lập các tổ cộng đồng theo dõi, giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo.

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

(GLO)- Chòm râu dài, ánh mắt sáng, dáng người khỏe khoắn, nhanh nhẹn là ấn tượng của chúng tôi khi gặp già làng Rơ Lan Vọng, người được xem là “điểm tựa” của làng Ngo Le (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).