Bình Định: "Rước" loài ong bé như con muỗi vào nhà nuôi, chảy ra thứ mật quý hiếm, nhà khoa học tìm đến xem

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ong dú nhỏ, chỉ nhỉnh hơn con muỗi một chút, nhưng mật của loài ong này rất quý. Nhận thấy nuôi ong dú lấy mật cho hiệu quả kinh tế khá cao, anh Tô Vũ Thành Tín (SN 1992, ở thôn Vạn Hội 1, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) quyết định đầu tư vào nghề này.

 

Thật ra anh Tín đã nuôi ong dú được nhiều năm, nhưng chủ yếu để phục vụ nhu cầu gia đình là chính, hơn nữa anh cũng chưa hình dung hết mức độ quý hiếm của mật ong dú.

Tuy nhiên từ khi thấy mẹ mình nhờ uống mật ong dú mà ngủ ngon hơn, không bị căn bệnh đau lưng hành hạ nữa, anh lục tìm tài liệu về loài ong này và kết quả 4 năm nay, anh phát triển đàn ong theo hướng làm kinh tế quy mô lớn.


 

Anh Tô Vũ Thành Tín kiểm tra một thùng nuôi ong dú bên trong nhà nuôi ong.
Anh Tô Vũ Thành Tín kiểm tra một thùng nuôi ong dú bên trong nhà nuôi ong.



Ong dú hiền, ít chích đốt nên có thể nuôi trong nhà. Ong dú thường làm tổ trên các bọng tre khô, thân cây khô mục trong rừng, vì thế người ta thường chặt cả đoạn cây để đưa tổ về nuôi.

Anh Tín cho biết: Nuôi ong không phải là nghề mới, nhưng làm thế nào để dẫn dụ ong dú từ trên rừng về nuôi tại nhà khó hơn bình thường rất nhiều. Hơn nữa việc tách đàn cho chúng làm tổ mới cũng khá phức tạp.

Để làm được điều này, anh tham khảo tài liệu từ Malaysia, Cuba; đặc biệt là tìm đến những người đã nuôi ong dú thành công, xin học hỏi.

Ngay cả khi làm đủ các thao tác trên anh cũng mất nhiều lần điều chỉnh để phù hợp với môi trường, điều kiện thời tiết, khí hậu ở địa phương. Nhưng khi nuôi thành công, tách được đàn thì niềm vui phải nói là rất lớn.

Kinh nghiệm của anh Tín là dùng sáp ong để dẫn dụ ong dú về ở trong tổ nhà mình và luôn đảm bảo nhiệt độ mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, môi trường sạch sẽ giống như trong rừng.

Nhiệt độ nóng quá khiến ong bị vỡ túi mật và mật làm mốc tổ ong, sinh ra sâu bọ. Khó nhất là làm thế nào để ngăn chặn các loại côn trùng gây hại như: Nhện nhện, chuồn chuồn, ong vào phá tổ lấy sáp.

Mật ong dú có vị ngọt, thanh và hơi chua, được tạo ra từ nước dãi của ong và phấn hoa chuyển hóa thành, chứ không phải từ mật hoa.

Vì vậy ong dú không ăn đường như nhiều loài ong khác. Anh Tín luôn chủ động tạo cho ong nguồn phấn hoa dồi dào, chủ yếu là hoa của cây dền cơm, dền gai ở trong vườn nhà. Ngoài ra, khi ong vừa lớn, cần chuẩn bị thùng để tách đàn vì nếu không có tổ mới ong sẽ quay trở lại rừng.

Việc tách đàn phải tính toán theo mùa, thời tiết và nhiệt độ môi trường, nhưng quan trọng là mỗi tổ ong phải có một ong chúa. Con ong chúa này không bay được, chỉ bò xung quanh giữ tổ. Còn thùng nuôi ong phải được làm từ ván gỗ dày ít nhất 2 phân, nếu mỏng ong sẽ bỏ đi.

Ong dú cũng có nhiều loài với nhiều tập tính khác nhau, đến nay, anh Tín đã “chinh phục” 5 loài ong dú. Có loài thích sống hẳn ở ngoài môi trường thiên nhiên, anh đặt tổ ong ngoài vườn. Còn loài ưa mát, anh xây nhà cho chúng ở, nhờ đó hạn chế được sự ảnh hưởng của thời tiết, đặc biệt là mưa bão.

“Nhà” của ong dú được xây dựng bằng gạch ống và chia thành nhiều ô để đặt thùng gỗ vào, mỗi thùng đặt cách nhau 50 cm. Miệng tổ ong được đặt hướng ra ngoài để ong tiện ra vào.


 

Hiện, anh Tín đã gầy được gần 200 tổ ong dú, mỗi tổ cho từ 1 - 1,5 lít mật mỗi năm, trung bình mỗi năm anh có từ 200 - 300 lít mật. Với giá bán 1,6 triệu đồng/lít hiện nay, thu nhập mỗi năm từ mật ong của anh Tín từ 400 - 500 triệu đồng.





TS Lê Nguyễn Thành, Viện Hóa sinh biển (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, mật ong dú và sáp ong dú (còn gọi keo ong dú) có tính kháng khuẩn cao, kích thích hệ miễn dịch.

Riêng sáp ong dú từ lâu được dùng để điều trị cảm lạnh, thấp khớp, tiểu đường, đau dạ dày, và có nhiều hoạt tính sinh học đã được công nhận như kháng khuẩn, chống oxy hóa, thanh nhiệt, kháng viêm, giải độc, giảm đau, sát trùng vết thương...

Sáp ong dú có tác dụng góp phần tích cực trong điều trị các bệnh viêm dạ dày, đại tràng, tưa lưỡi, tiêu đờm, phòng ngừa ung thư...

Nhiều nước trên thế giới dùng sáp ong để sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm. TS Thành đã thu mẫu sáp ong dú tại nhà anh Tín và gởi sang Bulgaria nhờ phân tích. Mô hình nuôi ong dú của anh Tín có nhiều sáng tạo độc đáo.


 


Ông Phạm Văn Chức, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hoài Ân nhận xét, mô hình nuôi ong dú của anh Tín là điển hình cho phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trong huyện. Sắp tới, huyện dự định tổ chức các buổi tập huấn để anh Tín có thể chuyển giao kỹ thuật nuôi ong dú cho những bà con có nhu cầu nhằm nhân rộng mô hình.

https://danviet.vn/binh-dinh-ruoc-loai-ong-be-nhu-con-muoi-vao-nha-nuoi-chay-ra-thu-mat-quy-hiem-nha-khoa-hoc-tim-den-xem-20200624134734523.htm
 

Theo Hồng Hà (Báo Bình Định/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.