Bình Định: Người phụ nữ trồng cả 3,4 ha cây lá thuốc nam chỉ để cho heo ăn và cái kết bất ngờ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với suy nghĩ khác biệt, chị Lê Thị Liễu- người phụ nữ 52 tuổi, ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đã trồng và phát triển vườn cây lá thuốc nam ngay trong khuôn viên trang trại rộng 3,4ha, chỉ để phục vụ nghề nuôi heo thảo mộc.

Nuôi heo… "sạch"

Ở nơi được xem là thủ phủ vựa heo miền Trung (huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định), những năm gần đây người dân không khỏi trầm trồ khi chị Lê Thị Liễu (52 tuổi, ở thị trấn Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân) chọn hướng nuôi heo thảo mộc để làm giàu.

Năm 2019, chị Liễu cùng các đối tác thành lập Công ty TNHH Bảo Châu đầu tư trang trại nuôi heo theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng vốn đầu tư hơn 30 tỷ đồng. Đây là số tiền không hề nhỏ, để bắt đầu cho 1 cuộc chinh phục lớn với việc cung ứng heo phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh.

 

Nghề nuôi heo thảo mộc hướng đi mới ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
Nghề nuôi heo thảo mộc hướng đi mới ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.


Theo chị Liễu, để nuôi heo theo tiêu chuẩn VietGAP không hề dễ dàng chút nào. Trong quá trình nuôi heo theo hướng VietGAP, chị Liễu đã manh nha hướng nuôi heo thảo mộc. Từ ý tưởng đó, chị cùng một số kỹ sư của Công ty TNHH Bảo Châu đi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm tại một số trang trại chuyên nuôi heo thảo mộc trên cả nước, sau đó nuôi thí nghiệm 100 con/lứa.
 

Ngoài việc nuôi heo, nhân công còn lo việc chăm sóc vườn thuốc nam.
Ngoài việc nuôi heo, nhân công còn lo việc chăm sóc vườn thuốc nam.


"Chúng tôi tìm mua các loại cây thuốc nam như: Trà đại, hồng ngọc, sâm đất, cách cách, đinh lăng, húng quế, xô thơm, xạ hương… tất cả gồm 10 loại lá thuốc nam về cho heo ăn. Giai đoạn ban đầu, heo ăn bột cám, gạo, bắp…. đến khi chúng tăng trọng đến khoảng 50kg thì cho ăn bổ sung thảo mộc, nuôi thêm 70 ngày sau thì xẻ thịt", chị Liễu cho hay.

 

 Cây thuốc nam được trồng trong khuôn viên chuồng nuôi heo.
Cây thuốc nam được trồng trong khuôn viên chuồng nuôi heo.


Theo chị Liễu, trọng lượng trung bình heo đến thời điểm xẻ thịt đạt 110 -120kg/con.Trong giai đoạn 70 ngày "thảo mộc hóa", nhân công nuôi heo hoàn toàn không sử dụng thuốc kháng sinh.

Hằng ngày, bổ sung thêm cho heo ăn men trùn quế để kích thích tiêu hóa, giúp tăng trọng nhanh, đỡ tốn công chăm sóc. Nhờ vậy, những sản phẩm thịt heo thảo mộc chất lượng, an toàn và đặc biệt có mùi vị thơm ngon đặc trưng.

 

Đàn heo được cho ăn theo chế độ đặc biệt, kèm lá thuốc nam.
Đàn heo được cho ăn theo chế độ đặc biệt, kèm lá thuốc nam.


Kết quả bất ngờ

Trước mắt, chị Lê Thị Liễu đã tổ chức phát triển vườn cây lá thuốc nam ngay trong khuôn viên trang trại rộng 3,4ha. Tuy nhiên, để có nguồn thảo mộc cung ứng đủ cho đàn heo 1.200 con, trong thời gian tới trang trại nuôi heo thảo mộc phải cần đến khoảng 10ha đất để trồng các loại cây lá thuốc nam.

 

Đàn heo ít dịch bệnh, tăng trưởng nhanh nhờ thảo mộc.
Đàn heo ít dịch bệnh, tăng trưởng nhanh nhờ thảo mộc.


"Chi phí nuôi heo thảo mộc tăng cao hơn so với bình thường khoảng 20%. Heo được nuôi bằng thức ăn thảo mộc thiên nhiên nên khả năng miễn dịch và tăng trưởng cao hơn heo nuôi theo kiểu truyền thống. Tỷ lệ nhiễm dịch bệnh ít nên hầu như không tốn kém chi phí thuốc men điều trị", chị Liễu chia sẻ.

Toàn bộ số heo thịt 2 đợt nuôi thử nghiệm vừa qua của Công ty TNHH Bảo Châu, đều được các đối tác đăng ký mua dùng từ khi chưa xẻ thịt.

 

Chị Lê Thị Liễu đi vườn lá thuốc nam trồng cho heo ăn.
Chị Lê Thị Liễu đi vườn lá thuốc nam trồng cho heo ăn.


Theo lãnh đạo UBND huyện Hoài Ân (tỉnh Bình Định), nuôi và phát triển dòng sản phẩm thịt heo thảo mộc là hướng phát triển mới cho thương hiệu heo Hoài Ân. Hướng đi này cung cấp cho thị trường sản phẩm thịt heo sạch, nhưng lại nâng cao thêm một cấp nữa là không chỉ sạch mà còn thơm ngon đặc biệt.
 

Đàn heo khỏe mạnh, cho chất lượng thịt rất tốt.
Đàn heo khỏe mạnh, cho chất lượng thịt rất tốt.


Trước mắt, UBND huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đề nghị doanh nghiệp hoàn tất mọi quy trình sản xuất khép kín, đăng ký thương hiệu, chuẩn bị quy trình cung ứng đưa sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng. Huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định sẵn sàng hỗ trợ nhiều mặt để quảng bá dòng sản phẩm này khi công ty đăng ký chứng nhận OCOP và quảng bá thương hiệu.  



https://danviet.vn/binh-dinh-nguoi-phu-nu-trong-ca-34-ha-cay-la-thuoc-nam-chi-de-cho-heo-an-va-cai-ket-bat-ngo-202010021443592.htm

Theo THĂNG BÌNH (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Tỷ lệ cà phê chế biến từ nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 23%. Ảnh: V.T

Gia Lai: Tỷ lệ cà phê chế biến đạt hơn 23%

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106.400 ha cà phê, sản lượng 312.050 tấn cà phê nhân. Mỗi năm, sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh khoảng 240.000 tấn, chiếm tỷ lệ gần 77%. Trong khi đó, tỷ lệ cà phê chế biến (cà phê bột, rang xay, hòa tan) chỉ đạt hơn 23%. 

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

(GLO)- Hiện nay, nông dân các địa phương trong tỉnh đang tập trung xuống giống vụ mùa 2025. Đây là vụ sản xuất chịu nhiều áp lực bởi mưa lũ xuất hiện bất thường. Vì vậy, chủ động điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng phù hợp, thích ứng với diễn biến thời tiết là giải pháp trọng tâm.

null