Bình Định: Người đàn ông tử vong do nhiễm cúm A/H1pdm biến chứng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định, ông T.V.T ở tỉnh Bình Định đã tử vong do nhiễm cúm A/H1pdm, biến chứng sốc nhiễm trùng/hội chứng Cushing do tự mua thuốc uống.

Ngày 23/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định thông tin về trường hợp tử vong do cúm A/H1pdm, biến chứng sốc nhiễm trùng, hội chứng Cushing do thuốc (một bệnh lý nội tiết do rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận, gây tăng mạn tính hormon glucocorticoid không kìm hãm được).

Trước đó, ngày 12/10 vừa qua, bệnh nhân T.V.T, sinh 1973, thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, khởi bệnh; tới khám tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh vào ngày 13/10 với chẩn đoán ban đầu là loét dạ dày, rối loạn tiền đình, viêm phế quản.

Sau đó, bệnh nhân được chuyển lên tuyến trên với chẩn đoán viêm phổi biến chứng suy hô hấp, tràn dịch màng phổi, hội chứng Cushing, trào ngược dạ dày thực quản và theo dõi sốt xuất huyết Dengue. Đến sáng 17/10, bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định với chuẩn đoán viêm phổi do virus.

Trưa cùng ngày, ông T. mệt nhiều nên các bác sĩ hội chẩn và chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực-chống độc. Lúc này, bệnh nhân tỉnh nhưng mệt, thở co kéo nhiều, nói đứt quãng, da niêm mạc hồng nhạt, đau ngực khi ho, nhịp tim đều nhanh, khó thở…

Đầu giờ chiều, bệnh nhân lơ mơ, phải thở máy, tiếp theo là hôn mê, thở theo máy, xuất hiện co giật từng cơn ngắn, hôn mê sâu, nhịp tim xu hướng chậm dần, huyết áp không đo được. Đến tối, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi lan tỏa 2 bên, sốc nhiễm trùng, hội chứng Cushing do thuốc và người nhà xin cho về.

Tối 17/10, bệnh nhân tử vong tại nhà. Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó, mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị.

Ngày 17/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã lấy mẫu bệnh phẩm và gửi Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm xác định. Kết quả, bệnh nhân dương tính với Cúm A/H1pdm, biến chứng sốc nhiễm trùng, hội chứng Cushing do thuốc.

Ngay sau đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh triển khai điều tra các yếu tố dịch tễ liên quan đến ca bệnh, cộng đồng và lập danh sách những người tiếp xúc gần với bệnh nhân để phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ.

Ngành y tế đã xử lý môi trường bằng Chloramin B 2% tại nhà bệnh nhân, nơi bệnh nhân đến khám, điều trị, xét nghiệm và phương tiện vận chuyển, các hộ gia đình xung quanh nhà bệnh nhân. Ngành y tế cũng theo dõi tình hình ca bệnh viêm phổi nặng nghi do virus tại cơ sở khám chữa bệnh và cộng đồng...

Theo Sỹ Thắng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.