Bệnh viện Quân y 15 từng bước tự chủ tài chính

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tọa lạc trên đường Trường Sơn (TP. Pleiku), 35 năm qua, Bệnh viện Quân y 15 không chỉ thu dung, điều trị cho quân nhân mà còn thu hút ngày càng nhiều người dân đến khám-chữa bệnh bảo hiểm y tế, dịch vụ y tế. Để có được thành quả đó, thời gian qua, Đảng ủy, Ban Giám đốc tập trung quán triệt, thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, Nhà nước, Quân đội về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả khám-chữa bệnh, từng bước chuyển đổi cơ chế bảo đảm tự chủ tài chính bằng ngân sách nhà nước sang cơ chế đảm bảo một phần kinh phí theo nhiệm vụ và phân hạng bệnh viện, làm cơ sở để bệnh viện tiến tới thực hiện tự chủ toàn diện.
 Thiếu tá-Bác sĩ CKII Phạm Xuân An.
Thiếu tá-Bác sĩ CKII Phạm Xuân An.
Bệnh viện Quân y 15 có quy mô 200 giường bệnh với khu điều trị 6 tầng, khu nhà nhi-nhiễm 2 tầng, khu nhà điều hành 3 tầng, khu nhân viên 2 tầng, khu xử lý rác thải, nước thải hiện đại, khu nhà văn hóa thể thao, nhà ăn bệnh nhân khang trang và khuôn viên cảnh quan xanh-sạch-đẹp. Mới đây, Bệnh viện còn được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải y tế công nghệ hấp-nghiền với tổng trị giá 10 tỷ đồng. Nâng cấp mở rộng Khoa Khám bệnh quy mô 7 phòng, 2 phòng mổ sạch, xây dựng mới Khoa Y học cổ truyền, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và Khoa Cận lâm sàng... với tổng số tiền hơn 20 tỷ đồng. Hệ thống trang-thiết bị phục vụ khám-chữa bệnh cũng được Bệnh viện đầu tư bằng nhiều nguồn lực.
Đội ngũ cán bộ, y-bác sĩ, công nhân viên từng bước được chuẩn hóa. Bệnh viện hiện có 167 cán bộ, y-bác sĩ, trong đó có 1 bác sĩ chuyên khoa II, 16 bác sĩ chuyên khoa I, các bác sĩ đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, y đức trong sáng, trình độ chuyên môn giỏi. Theo đó, Bệnh viện ngày càng khẳng định được chất lượng khám-chữa bệnh, tạo được uy tín với người bệnh. Nếu như năm 2014, mỗi ngày có khoảng 100 lượt bệnh nhân ngoại trú đến thăm khám, điều trị thì nay tăng lên trên 300 lượt/ngày, số lượng bệnh nhân nội trú 200-250 lượt/ngày. Doanh thu năm 2019 ước đạt trên 30 tỷ đồng, đảm bảo tự chủ tiền lương, tiền công khoảng 65% theo biên chế, thu nhập bình quân trên 10 triệu đồng/người/tháng.
Trang thiết bị hiện đại ở Bệnh viện Quân y 15.
Trang thiết bị hiện đại ở Bệnh viện Quân y 15.
Hiện nay, Bệnh viện đang chuẩn bị từng bước để thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Theo lộ trình, Bệnh viện sẽ đầu tư thêm hệ thống chụp cắt lớp vi tính 64 lát, hệ thống X-quang kỹ thuật số D.A, hệ thống phẫu thuật nội soi tiết niệu, hệ thống phẫu thuật nội soi tử cung, phần phụ. Đồng thời, xây dựng mới khu Sản-Nhi với trang-thiết bị y tế, nội thất hiện đại. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, thanh-quyết toán. Tổ chức nhiều hoạt động dịch vụ hỗ trợ như: nhà xe, căng tin, nhà thuốc... Bên cạnh đó, Bệnh viện tập trung đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Thành lập tổ công tác xã hội nhằm kịp thời giải quyết vướng mắc cho người bệnh trong quá trình khám, điều trị. Công khai minh bạch thông tin về quy trình khám-chữa bệnh, sử dụng các dịch vụ y tế. Theo đó, bệnh nhân được giải thích về tình trạng bệnh, phương pháp và thời gian dự kiến điều trị; tư vấn trước khi yêu cầu làm các xét nghiệm, thăm dò, kỹ thuật cao; cập nhật về giá cả các loại thuốc và chi phí điều trị.
Bác sĩ CKII Phạm Xuân An
Giám đốc Bệnh viện Quân y 15

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.